Mục lục bài viết
- Loading...
Hội đồng quản trị là gì? Trong một công ty, hội đồng quản trị đóng vai trò gì và có những quyền hạn như thế nào? Những công ty thế nào thì sẽ có hội đồng quản trị? Để giải đáp đầy đủ cho từng thắc mắc một về hội đồng quản trị hãy cùng Yes Office tham khảo thêm thông tin sau nhé.
Hội đồng quản trị là gì?
Hội đồng quản trị được hiểu như là cơ quan quản lý hoạt động của công ty. Hội đồng quản trị cũng có thể nhân danh công ty để đưa ra các quyết định hay thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty mà không thuộc về thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Chỉ có công ty cổ phần mới có Hội đồng quản trị. Theo cấu trúc thì trong một công ty cổ phần đứng đầu sẽ là Đại hội đồng cổ đông xong đến Hội đồng quản trị. Như vậy người có quyết định cao nhất trong công ty cổ phần chính là Đại hội đồng cổ đông.Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị là gì?
Mỗi bộ phận, cơ quan trong công ty sẽ có quyền và nghĩa vụ khác nhau. Nói về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị chính là:- Đưa ra các quyết định về chiến lược, kế hoạch phát triển cùng kế hoạch kinh doanh thường niên của công ty.
- Có quyền kiến nghị về các loại cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán.
- Quyền quyết định chào bán các loại cổ phần mới của công ty trong phạm vi số cổ phần được phép chào bán theo từng loại. Bên cạnh đó cũng có quyền huy động vốn theo các hình thức khác.
- Quyền quyết định về mức giá chào bán cổ phần, trái phiếu của công ty.
- Quyền quyết định về việc mua lại cổ phần theo đúng quy định.
- Quyền quyết định về các phương án cùng dự án đầu tư của công ty trong thẩm quyền.
- Quyền quyết định về các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ theo đúng quy định rõ ràng tại khoản 1, khoản 3 của điều 120 của Luật doanh nghiệp.
- Quyền bổ nhiệm mới, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng với giám đốc, tổng giám đốc hay các người quản lý quan trọng khác trong công ty theo Điều lệ quy định của công ty.
- Quyền giám sát và chỉ đạo giám đốc, tổng giám đốc hay người quản lý công ty về công việc hàng ngày.
- Quyết định về việc cơ cấu các tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, đưa ra quyết định về việc thành lập công ty con, chi nhánh hay văn phòng đại diện…
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hay phá sản công ty.
- Cùng thêm các quyền và nhiệm vụ khác được quy định rõ ràng trong Luật doanh nghiệp cùng Điều lệ của công ty.
Quy định về nhiệm kỳ và số lượng thành viên HĐQT
Theo quy định thì số lượng thành viên của Hội đồng quản trị không ít hơn 3 và nhiều hơn 11. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm, nhiệm kỳ của các thành viên trong Hội đồng quản trị không vượt quá 5 năm. Cũng theo quy định thì các thành viên của HĐQT có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Với trường hợp có thêm thành viên được bầu bổ sung vào HĐQT hay thay thế thành viên đã bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong nhiệm kỳ làm việc thì nhiệm kỳ của thành viên đó sẽ bằng thời hạn còn lại trong nhiệm kỳ HĐQT. Là thành viên của Hội đồng quản trị thì người đó không nhất phải là cổ đông của Công ty.Quan hệ của Hội đồng quản trị với Ban giám đốc
Quan hệ với Ban giám đốc của Hội đồng quản trị là gì? Theo thường lệ thì HĐQT không nên cũng không được can thiệp vào những công việc hàng ngày của Ban giám đốc. Tuy nhiên không thiếu trường hợp HQĐT muốn lấn quyền và làm thay quyền Ban giám đốc đặc biệt tại các công ty quy mô nhỏ, công ty gia đình. Bên cạnh đó cũng có không ít trường hợp HĐQT được bầu ra chỉ để cho có chứ không thực hiện được hết quyền hạn của mình.Quyền hạn của chủ tịch Hội đồng quản trị là gì?
Người đứng đầu Hội đồng quản trị là chủ tịch HĐQT, vậy chủ tịch HĐQT có những quyền hạn gì?- Lập ra các chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT.
- Chuẩn bị và tổ chức chương trình, tài liệu, nội dung các cuộc họp. Thực hiện triệu tập và làm chủ tọa cho các cuộc họp trong Hội đồng quản trị.
- Tổ chức việc thông báo thông qua các quyết định của HĐQT.
- Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT.
- Làm chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông.
- Cùng các quyền và nhiệm vụ khác theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ của công ty.
Xem thêm :Ngoài ra nếu bạn muốn thành lập một công ty thì bạn cần những bước chuẩn bị sau:
- Bạn làm thủ tục đăng ký thành lập công ty với Sở Kế Hoạch Đầu Tư.
- Bạn cần một địa chỉ để đăng ký làm trụ sở công ty. Đây phải là địa chỉ nhà riêng hoặc văn phòng ảo, không thể dùng địa chỉ chung cư.
- Sau khi thành lập công ty, bạn cần khai báo thuế định kỳ với tổng cục thuế (hàng quý), cho dù công ty bạn có phát sinh doanh thu hay không.
- Bạn cần đầu tư marketing, để tìm khách hàng mới và phát triển doanh nghiệp bền vững. Bạn cần một bộ nhận diện thương hiệu (tên gọi, logo, màu sắc, biểu tượng, slogan..) và các giải pháp digital marketing hỗ trợ (lập website, chạy quảng cáo Google, Facebook, SEO, đầu tư Content Marketing, Email Marketing….).
- Khi làm thủ tục đăng ký thành lập công ty, Yes Office giúp bạn hoàn thành các thủ tục Nhà nước rườm rà phức tạp. Bạn chỉ cần đóng cho chúng tôi đúng số tiền làm lệ phí đăng ký doanh nghiệp với Tổng Cục Thuế (có hóa đơn đỏ của Cục Thuế nếu bạn cần đối chiếu). Còn phí dịch vụ, chúng tôi xin tặng bạn.
- Bạn không cần phải thuê mặt bằng lớn, mà chỉ cần thuê văn phòng ảo để thành lập công ty. Chi phí thuê văn phòng ảo rất hợp lý. Văn phòng Yes Office nằm ở vị trí đắc địa, ngay đường hoa Nguyễn Huệ quận 1, với địa chỉ 68 là con số hợp phong thủy.
- Yes Office luôn có những chuyên viên thuế nhiều năm kinh nghiệm để tư vấn MIỄN PHÍ cho công ty non trẻ của bạn. Khi bạn thuê văn phòng ảo tại Yes Office đồng thời sử dụng luôn dịch vụ thuế của chúng tôi, mọi quy trình khai báo thuế lại càng thuận lợi.
- Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thiết kế website chuẩn SEO, xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu, đồng thời triển khai các hoạt động digital marketing hiệu quả qua các kênh Google, Facebook, đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho các doanh nghiệp.
Để lại bình luận