Cách Đăng Ký Kinh Doanh Hộ Cá Thể
Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh đơn giản và phổ biến tại thị trường Việt Nam trong thời điểm hiện nay. Kinh doanh cá thể phù hợp với quy mô kinh doanh độc lập, nhỏ lẻ và thường xuyên. Vậy, mô hình hộ cá thể kinh doanh là gì? Cách đăng ký kinh doanh hộ cá thể gồm hồ sơ, thủ tục, vốn và thời gian thành lập hộ cá thể kinh doanh ra sao?Tất cả những thắc mắc này của Quý khách hàng sẽ được YES OFFICE hỗ trợ, giải đáp cụ thể ngay dưới bài viết sau.
Khái niệm hộ kinh doanh cá thể là gì?
Hộ kinh doanh cá thể là gì? Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có định nghĩa: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
Trong đó quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh quy định tại khoản 1 điều 80 nghị định số 01/2021/NĐ-CP cụ thể rằng:
“Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.”
Các cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể cần có đủ năng lực về hành vi dân sự
Có thể bạn quan tâm:
Định nghĩa hộ kinh doanh được trình bày rõ trong nghị định
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể gồm các loại giấy tờ cơ bản sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Trong đó, nội dung của giấy đề nghị bao gồm: Họ và tên hộ kinh doanh; địa điểm kinh doanh; số fax; số điện thoại; thư điện tử; vốn kinh doanh; ngành nghề kinh doanh và số lao động.
- Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của cá nhân, các cá nhân tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh hoặc từ người đại diện hộ gia đình.
- Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
- Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà giữa chủ nhà và chủ hộ kinh doanh phải được ký trực tiếp, không thông qua trung gian.
- Bản sao y chứng thực Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
- Bản sao y công chứng CMND/CCCD của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình cùng tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh (nếu có).
- Bản sao y công chứng các giấy phép, chứng chỉ về bằng cấp đối với những ngành nghề có điều kiện (nếu có).
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể gồm các bước sau:
- Bước 1: Đầu tiên, các cá nhân hoặc người đại diện hộ kinh doanh cá thể chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ như YES OFFICE vừa mới cập nhật mục trên.
- Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, Quý khách hàng mang hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi đặt địa chỉ trụ sở kinh doanh để tiến hành nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
- Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện sẽ tiến hành trả giấy biên nhận hồ sơ (phiếu hẹn). Sau 03 ngày cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh nếu hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Ngành nghề kinh doanh không nằm trong mục ngành nghề cấm kinh doanh.
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phải đảm bảo phù hợp tại Điều số 88, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
- Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Nếu hồ sơ của bạn không hợp lệ, trong thời hạn làm việc 03 ngày tính từ thời điểm nhận hồ sơ. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo sửa đổi, bổ sung bằng văn bản và nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung, sửa đổi để hộ kinh doanh tiến hành bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
Nguồn Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Mẫu giấy đề nghị đăng ký
Thủ tục đăng ký thuế hộ kinh doanh cá thể
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thuế
Theo khoản 8 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC hồ sơ đăng ký thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế (mẫu số 03-ĐK-TCT) hoặc hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Bảng kê cửa hàng, cửa hiệu phụ thuộc (mẫu số 03-ĐK-TCT-BK01) (nếu có).
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có).
- Bản sao giấy tờ pháp lý của chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Trình tự, thủ tục đăng ký thuế
- Bước 1: Nộp hồ sơ
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
- Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
- Đối với hồ sơ bằng giấy
- Công chức thuế tiếp nhận, đóng dấu tiếp nhận vào hồ sơ đăng ký thuế và viết phiếu hẹn ngày trả kết quả đối với hồ sơ thuộc diện cơ quan thuế phải trả kết quả cho người nộp thuế, thời hạn xử lý hồ sơ đối với từng loại hồ sơ đã tiếp nhận.
- Công chức thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ cần phải giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
- Đối với hồ sơ đăng ký thuế điện tử
- Việc tiếp nhận hồ sơ được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
- Đối với hồ sơ bằng giấy
- Bước 3: Trao kết quả
- Cơ quan thuế cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế và Thông báo mã số thuế cho hộ gia đình, cá nhân kinh doanh.
- Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận đủ hồ sơ của người nộp thuế.
Quy định về vốn đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Tính đến thời điểm hiện tại, pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về số vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa phải có khi thành lập hộ kinh doanh cá thể. Việc các cá nhân đăng ký số vốn đăng ký kinh doanh hộ cá thể bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào khả năng tài chính và quyết định từ chủ hộ và các cá nhân thành lập hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, trước khi Quý khách hàng đăng ký số vốn điều lệ với cơ quan đăng ký thì nên cân nhắc rõ một số vấn đề sau:
- Vốn điều lệ của hộ kinh doanh không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh. Các hộ kinh doanh dù có vốn điều lệ nhiều hay ít đều sở hữu quyền lợi và trách nhiệm bình đẳng như nhau.
- Vốn đăng ký kinh doanh hộ cá thể nên được đăng ký sao cho phù hợp với quy mô, ngành nghề và chiến lược kinh doanh của hộ kinh doanh.
- Trong trường hợp hộ kinh doanh quyết định chấm dứt hoạt động, sau khi đã sử dụng hết vốn điều lệ để thanh toán các khoản nợ nhưng vẫn còn, chủ hộ kinh doanh sẽ phải sử dụng tài sản của cá nhân để thanh toán cho đến hoàn tất các khoản nợ đó.
Tính đến thời điểm hiện tại, pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về số vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập hộ kinh doanh cá thể
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể
Để đảm bảo quá trình thành lập hộ kinh doanh cá thể được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng được chấp thuận, các cá nhân/thành viên hộ kinh doanh cần đảm bảo đủ các điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể cơ bản sau:
Điều kiện đối với chủ hộ và hộ kinh doanh cá thể
- Là cá nhân/nhóm cá nhân có quốc tịch Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên, quy mô nghề nghiệp ổn định.
- Đối với hộ gia đình sản xuất nông lâm ngư nghiệp hoặc làm muối, bán quà vặt, hàng rong, kinh doanh lưu động hay buôn chuyến, dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
- Cá nhân và hộ gia đình chỉ được đăng ký 1 hộ kinh doanh thuộc phạm vi toàn quốc.
- Cá nhân thành lập và góp vốn hộ kinh doanh cá thể không được đồng thời là thành viên hợp doanh hay chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân.
Điều kiện đối với tên gọi hộ kinh doanh
- Hộ kinh doanh cá thể có tên gọi chia làm 2 yếu tố chính gồm: Loại hình hộ kinh doanh và tên hộ kinh doanh.
- Tên riêng hộ kinh doanh cá thể được viết từ các chữ cái thuộc hệ thống bảng chữ cái tiếng Việt, chữ số và ký hiệu.
- Tên hộ kinh doanh cá thể không được sử dụng ký hiệu, từ ngữ vi phạm văn hóa, lịch sử, thuần phong mỹ tục dân tộc.
- Tên hộ kinh doanh cá thể không được trùng tên các hộ kinh doanh đã đăng ký trước.
- Tên hộ kinh doanh cá thể không được dùng cụm từ “doanh nghiệp” hay “công ty”.
- Đối với hộ kinh doanh lưu động, buôn chuyến cần chọn điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Có thể đặt tên theo nơi đăng ký tạm trú, hộ khẩu thường trú hoặc điểm thường xuyên diễn ra hoạt động kinh doanh.
- Các hộ kinh doanh cá thể buôn chuyến, lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đăng ký từ cơ quan Đăng ký Kinh doanh cấp quận/huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.
Đối với ngành nghề kinh doanh hộ cá thể
- Hộ kinh doanh cá thể cần ghi rõ ngành nghề kinh doanh trên giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể.
- Hộ kinh doanh cá thể được quyền kinh doanh mọi ngành nghề được pháp luật không cấm.
- Hộ kinh doanh được phép kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và hộ kinh doanh luôn phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
- Đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể chọn kinh doanh ngành nghề có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ ra thông báo yêu cầu tạm ngừng hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề có điều kiện. Mặt khác sẽ thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Hộ kinh doanh cá thể cần ghi rõ tên ngành nghề kinh doanh trên giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể
Giấy chứng nhận được Nhà nước cấp
Đối với số lượng thành viên hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể chỉ được phép sử dụng tối đa 10 người lao động. Trong trường hợp hộ kinh doanh sử dụng hơn 10 lao động thì phải đăng ký kinh doanh dưới một trong các hình thức doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020.
Hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật toàn bộ tài sản đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh. Nếu phát sinh khiếu nại trong hoạt động kinh doanh, các cá thể trong hộ kinh doanh chịu trách nhiệm xử lý. Thanh toán các khoản nợ thực tế không bị phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh hộ kinh doanh đang có, không phụ thuộc vào việc hộ kinh doanh đang hoạt động hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh.
Thời gian hoàn thành thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
Thời gian thành lập hộ kinh doanh cá thể
Thời gian hoàn thành thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể kéo dài từ 03-05 ngày làm việc. Trong đó, thời gian để các cá nhân chuẩn bị hồ sơ kéo dài từ 01-02 ngày, còn thời gian để cơ quan đăng ký kinh doanh xét duyệt và cấp giấy chứng nhận dao động tối đa 03 ngày tính từ thời điểm nhận hồ sơ hợp lệ.
Thời gian hoàn thành thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể kéo dài từ 03-05 ngày
Lệ phí thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể: 100.000 đồng/ lần
Hộ kinh doanh phải có tên phù hợp
Một số lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Hộ kinh doanh cá thể do 1 cá nhân hoặc nhóm cá nhân có quốc tịch Việt Nam thành lập.
- Chỉ được quyền đăng ký hoạt động kinh doanh tại một địa điểm.
- Hộ kinh doanh cá thể không được sử dụng quá 10 người lao động.
- Hộ kinh doanh cá thể không có con dấu.
- Hộ kinh doanh cá thể chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng toàn bộ tài sản của bản thân đối với hoạt động kinh doanh.
- Thành viên tham gia thành lập hộ kinh doanh cá thể cần có đủ năng lực hành vi dân sự, đủ 18 tuổi trở lên.
- Hộ kinh doanh cá thể chỉ được đăng ký 1 hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.
- Hộ kinh doanh cá thể được chuyển đổi thành lập doanh nghiệp thành công ty cổ phần hoặc công ty TNHH.
Xem thêm:
- Hộ kinh doanh cá thể có cần đến mã số thuế online không?
- Cách chuyển nhượng hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
- Ngành nghề kinh doanh hộ cá thể
Ưu nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể
Dưới đây, YES OFFICE sẽ đưa ra một số đánh giá cụ thể về ưu nhược điểm của mô hình kinh doanh cá thể để quý khách hàng quan tâm có thể nắm rõ:
Về ưu điểm hộ kinh doanh cá thể
- Hồ sơ và thủ tục thành lập mô hình kinh doanh cá thể đơn giản và nhanh chóng hơn thành lập doanh nghiệp.
- Thủ tục đăng ký và kê khai thuế không phức tạp. Hộ kinh doanh cá thể có thể chọn đóng thuế khoán hàng năm và đặc biệt không phải khai thuế theo quý giống các doanh nghiệp.
- Chế độ về sổ sách, chứng từ và kế toán đơn giản.
Căn cứ vào Nghị định số 01/2021 NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể được quyền hoạt động kinh doanh ở nhiều địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, hộ kinh doanh cần phải lựa chọn điểm chính để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh. Đồng thời, thông báo với cơ quan quản lý thuế và cơ quan quản lý thị trường tại nơi họ hoạt động kinh doanh đối với những điểm kinh doanh còn lại.
Về nhược điểm
- Chủ thể thành lập hộ kinh doanh cá thể sẽ bị thu hẹp lại là các cá nhân hoặc thành viên trong hộ gia đình.
- Các cá nhân, chủ hộ kinh doanh không được kiêm đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
- Thành viên trong hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của mình đối với các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản phát sinh từ kinh doanh.
- Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân và không được tự đặt in hóa đơn.
Quy định về quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh cá thể
Những quy định về hộ kinh doanh cá thể như quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh được quy định cụ thể sau:
- Hộ kinh doanh cá thể thực hiện nghĩa vụ về tài chính, thuế và hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh căn cứ vào quy định pháp luật.
- Chủ hộ kinh doanh cá thể đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách là người yêu cầu giải quyết việc dân sự, bị đơn, nguyên đơn, người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan đến pháp luật.
- Chủ hộ cá thể kinh doanh được quyền thuê người khác quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh. Đối với trường hợp này, chủ hộ kinh doanh tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản phát sinh từ kinh doanh.
- Cá thể kinh doanh và các thành viên tham gia đăng ký hộ kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ khác theo quy định cụ thể của pháp luật.
Hộ kinh doanh cá thể thực hiện nghĩa vụ về tài chính, thuế và hoạt động kinh doanh
Kết luận:
Vừa rồi là một số chia sẻ của YES OFFICE về thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể. Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập văn phòng đại diện, thành lập doanh nghiệp uy tín, chất lượng và giá tốt trên thị trường hiện nay. Vui lòng liên hệ với YES OFFICE theo địa chỉ sau, chuyên gia của chúng tôi sẽ nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ quý khách hàng kịp thời.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ cá thể tại Yes Office
Bảng giá thành lập doanh nghiệp
Nội dung | Giá |
✅ Gói 1 (Cơ bản) | 1.800.000đ |
✅ Gói 2 (Nâng cao) | 2.800.000đ |
⭐Thời gian | Từ 5 đến 7 ngày làm việc |
⭕Tư vấn | 0942 688 339 |
Nắm bắt nhu cầu cần thực tế của các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Yesoffice cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ cá thể, cho thuê văn phòng ảo nhanh chóng với chi phí cạnh tranh tại địa bàn Tp.HCM nhiều năm qua. Do đó, bất cứ lúc nào quý khách hàng có nhu cầu đăng ký, vui lòng liên hệ: 0942 688 339 để không phải mệt mỏi vì các thủ tục rườm rà này nữa.
Mong rằng, toàn bộ thông tin mà YesOffice muốn chia sẻ với bạn đọc về hộ kinh doanh cá thể cũng như cách đăng ký kinh doanh hộ cá thể như thế nào sẽ giúp mọi người có cái nhìn khách quan nhất. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, văn phòng ảo, cho thuê văn phòng ảo quận 1 nhiều năm qua. Chúng tôi tin rằng sẽ mang tới giải pháp tối ưu nhất cho quý công ty, doanh nghiệp khi thành lập hộ kinh doanh cá thể.
- Tư vấn ưu nhược điểm loại hình kinh doanh đối với thành lập công ty để quý doanh nghiệp tham khảo, lựa chọn.
- Tư vấn quy trình và thủ tục thành lập các loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị đầy đủ mọi thông tin và tài liệu đối với quá trình thành lập các loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
- Soạn thảo hồ sơ, hướng dẫn chi tiết cho khách hàng ký giấy tờ, hồ sơ chính xác.
- Thay mặt khách hàng nộp hồ thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại cơ quan chức năng và theo dõi hồ sơ cho đến khi hoàn thành.
- Nhận kết quả, đồng thời bàn giao lại cho quý doanh nghiệp. Sau đó, YES OFFICE sẽ hướng dẫn khách hàng thủ tục liên quan đến các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh.