Mục lục bài viết
- Loading...
Hệ thống giao thông của nước ta đang phát triển và hoàn thiện. Các dịch vụ vận chuyển ngày càng trở nên chuyên nghiệp và thuận tiện hơn. Cùng với các yếu tố nêu trên, nhu cầu đi lại để làm việc, học tập, khám chữa bệnh, du lịch,… của người dân cũng ngày càng tăng cao. Đây là những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của các công ty vận tải hành khách, đồng thời cũng khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm và đầu tư vào lĩnh vực này. Vậy để thành lập công ty vận tải hành khách cần đáp ứng những điều kiện gì? Quy trình thủ tục thành lập được thực hiện như thế nào? Chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn ở các bài viết sau.
Dịch vụ vận tải hành khách là gì?
Theo Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, kinh doanh vận tải hành khách là việc sử dụng xe ô tô vận tải hành khách trên đường bộ với mục đích để sinh ra lợi nhuận. Đơn vị kinh doanh vận tải là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Theo quy định của pháp luật, đơn vị kinh doanh vận tải là doanh nghiệp vận tải hành khách phải làm thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải hành khách mới được kinh doanh dịch vụ này. >>> Đừng bỏ lỡ: Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói chuyên nghiệp tại Tp.HCMĐiều kiện thành lập công ty vận tải hành khách
Để có thể hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách, phải đáp ứng các quy định sau:- Phải là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp, có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách.
- Đảm bảo số lượng, chất lượng phương tiện vận tải hành khách phù hợp với các loại hình kinh doanh.
- Đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
- Xe phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
- Người lái xe có đủ trình độ hoặc có các chứng chỉ, bằng cấp và giấy phép lái xe cần thiết theo quy định.
- Chủ doanh nghiệp cần đảm bảo trình độ chuyên môn theo quy định.
Hồ sơ thành lập công ty vận tải hành khách
Để đăng ký thành lập công ty vận tải, thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh đầy đủ. Bao gồm:- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập hay cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao có chứng thực các giấy tờ cá nhân: CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đối với thành viên, cổ đông là cá nhân.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố) kèm theo giấy tờ tùy thân, quyết định ủy quyền của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
- Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức.
Thủ tục thành lập công ty vận tải hành khách
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đầy đủ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty dự kiến đặt trụ sở chính. Sau 3 - 5 ngày làm việc sẽ được giấy phép kinh doanh. >>> Quan tâm ngay: Điều kiện về vốn để thành lập doanh nghiệp Bước 2: Đăng bố cáo - Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cấp giấy phép thành lập công ty, doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký thông tin công ty. Cụ thể, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định trong thời hạn quy định. Nội dung công bố bao gồm: ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. - Việc không tuân thủ các quy định về nội dung, thời hạn công bố doanh nghiệp vận tải hành khách có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm (Điều 45 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP) Bước 3: Đặt con dấu Sau khi doanh nghiệp nhận được “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” thì cần tiến hành đặt và khắc con dấu. Sau đó đăng ký mẫu dấu tại cơ quan công an nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và đăng tải mẫu dấu trên trang web cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp để công khai sử dụng.Lưu ý loại hình của công ty
- Doanh nghiệp cần lựa chọn loại hình công ty phù hợp với công ty vận chuyển hành khách của mình để đăng ký kinh doanh. Mỗi loại hình đều có những đặc điểm riêng và phù hợp với từng điều kiện về vốn cũng như số lượng thành viên công ty… Vì vậy, các doanh nghiệp hãy lưu ý và đưa ra những lựa chọn đúng đắn nhất.
- Một số loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay bao gồm: Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên, Công ty tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh.
- Tòa nhà Vietcomreal, 68 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
- 99 Cộng Hòa, P. 4, Q. Tân Bình, TP. HCM
- 10 Đường số 2, Phường 10, Q. Gò Vấp, TP. HCM
- Hotline: 0942 688 339
- Email: contact@yesoffice.vn
Để lại bình luận