Những ưu điểm khi thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ
Thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ là một trong những ngành nghề đang được nhà nước khuyên khích. Vì đây là ngành nghề không phải doanh nghiệp nào cũng kinh doanh được. Tuy nhiên, nếu thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ cũng có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Vậy khoa học công nghệ là gì? Ngành công nghệ mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp? Chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.
Khoa học công nghệ là gì?
Khoa học công nghệ là cụm từ viết tắt của “khoa học và công nghệ”. Trong đó, khoa học là hệ thống trí thức, quy luật sự vật, các hiện tượng trong tự nhiên, tư duy… Công nghệ là giải pháp có kỹ thuật giúp biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Công nghệ sẽ dựa vào khoa học để phát triển sản phẩm ứng dụng vào đời sống.
Một số vai trò của khoa học công nghệ như tạo ra công cụ để sản xuất giúp tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy cơ cấu kinh tế bằng cách chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp hóa; thúc đẩy kinh tế thị trường; giúp con người phát triển.
Những khó khăn mà ngành khoa học công nghệ đang gặp phải
Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn còn e ngại khi thành lập công nghệ khoa học. Bởi vì đây là ngành đặc biệt, đòi hỏi trình độ cao và còn nhiều khó khăn.
– Khó khăn về việc xay dựng những dự án về sản xuất và kinh doanh.
-Khó khăn về việc chứng minh kết quả khoa học mới được nghiên cứu
– Khó khăn về việc chứng minh sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học
– Doanh nghiệp phải giải trình quá trình ươm tạo và sản xuất, làm chủ công nghệ.
– Doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro vè việc bị lộ thông tin và bí quyết công nghệ. Đồng thời, việc đăng ký công nghệ cũng khá khó khăn.
– Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thấy được lợi ích của công nghệ khoa học.
– Doanh nghiệp cũng không đủ căn cứ pháp lý để chứng minh kết quả nghiên cứu của mình thuộc về mình.
Các lợi ích khi thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ
Mặc dù còn nhiều khó khăn khi các doanh nghiệp có ý định thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp cũng đã quan tâm nhiều đến lĩnh vực này. Vì nó phù hợp với xu thế của thời đại.
Khi thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp vẫn hưởng rất nhiều lợi ích như:
– Hưởng ưu đãi chính sách về thuế thu nhập trong 4 năm. Như vậy, đối với những doanh nghiệp trẻ sẽ giảm được gánh nặng về tài chính và khá hấp dẫn.
– Được giảm 50% thuế trong 9 năm và hưởng thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 10%.
– Doanh nghiệp còn được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất. Đây là ưu đãi rất lớn cho doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ.
– Đặc biệt, doanh nghiệp sẽ sử dụng miễn phí các thiết bị nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Đây là lợi thế của doanh nghiệp công nghệ khoa học. Được nhà nước hỗ trợ tối ưu cho việc nghiên cứu công nghệ.
– Ngoài ra, doanh nghiệp còn được sử dụng miễn phí các địa điểm về ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp…
Điều kiện thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ
Để thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ cần phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau:
– Đặt tên cho doanh nghiệp khoa học công nghệ nên có cụm từ “khoa học công nghệ” để phân biệt với các mô hình kinh doanh khác.
– Tên doanh nghiệp cần đáp ứng quy định theo pháp luật Việt Nam.
– Địa chỉ doanh nghiệp cần rõ ràng, dễ tìm, có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hoặc thuê đất, thuê văn phòng. Không đặt địa chỉ tại nhà chung cư hay căn hộ tập thể…
– Doanh nghiệp cần đăng ký mã ngành thuộc các mã ngành đã quy định như 7211 (lĩnh vực khoa học tự nhiên), 7212 (lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ)…
– Cần đăng ký vốn điều lệ. Vốn điều lệ không được quy định cụ thể tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần dựa vào sự phát triển của thị trường thương mại để đưa ra mức vốn hợp lý.
>> Thành lập công ty công nghệ thông tin: Điều kiện và thủ tục làm hồ sơ đầy đủ
Thủ tục hồ sơ thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ
Bước 1: Trước tiên doanh nghiệp cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Bước 2: Tiếp theo, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ theo mẫu do sở kế hoạch đầu tư ban hành
Bước 3: Nộp ngay hồ sơ cho sở kế hoạch và đầu tư
Bước 4: Trong 3 ngày kể từ khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp sẽ được trả kết quả. Nếu giấy tờ đầy đủ đáp ứng đúng yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 5: Hoàn thiện các thủ tục sau khi được cấp giấy chứng như như tạo tài khoản ngân hàng, khắc con dấu, cung cấp thông tin doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia.
Bước 6: Xin chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ. Doanh nghiệp tiến hành làm hồ sơ theo quy định và nộp cho sở khoa học và công nghệ nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trong vòng 3 ngày sẽ xem xét hồ sơ có đạt chuẩn không. Trong vòng 10 ngày sẽ cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Sau khi nhận giấy chứng nhận cần công bố kết quả khoa học lên cổng thông tin điện tử của cơ quan về tên, địa chỉ, sản phẩm khoa học.