Mục lục bài viết
- Loading...
Trong nền kinh tế thị trường hầu như toàn bộ các nước đang tập trung phát triển hoạt động xuất nhập khẩu. Vì nó đem lại lợi nhuận cao, tăng khả năng giao lưu kinh tế giữa các nước với nhau qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua lại. Vậy thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu ra sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Yes Office để có được những kiến thức hữu ích.
Thế nào là doanh nghiệp xuất nhập khẩu?
Luật thương mại 2005 không đề ra một khái niệm “doanh nghiệp xuất nhập khẩu” rõ ràng mà chỉ đưa ra khái niệm “xuất khẩu” và “nhập khẩu” như sau:- Xuất khẩu hàng hóa là hàng hóa được đưa vào khu vực đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam hoặc được đưa ra khỏi lãnh thổ nước ta theo quy định của pháp luật.
- Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ nước ta. Hoặc có thể từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt thuộc lãnh thổ nước ta được coi là khu vực hải quan riêng của pháp luật.
- Đồng thời, theo quy định Luật Quản lý ngoại thương năm 2017. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thực chất cũng chỉ là hai trong nhiều hình thức của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
- Dựa vào các quy định nêu trên, ta có thể hiểu doanh nghiệp xuất nhập khẩu là doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Với hình thức xuất khẩu, nhập khẩu theo đúng quy định pháp luật và điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên.
Hồ sơ, thủ tục để được thành lập công ty xuất nhập khẩu
Hồ sơ để thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Để thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:- Giấy đề nghị đăng ký công ty thuộc Nghị định 122/2020/NĐ – CP theo đúng mẫu với từng loại hình doanh nghiệp.
- Điều lệ chi tiết của công ty.
- Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh thì cần có danh sách thành viên. Với công ty cổ phần thì cần danh sách cổ đông sáng lập.
- Bản sao giấy tờ pháp lý (căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu) của người đại diện theo pháp luật của công ty và các thành viên hoặc cổ đông của doanh nghiệp.
Thủ tục để được thành lập công ty xuất nhập khẩu
Thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện chính xác theo trình tự như sau:Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Trước hết cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo hướng dẫn đã được trình bày tại phần trên. Các giấy tờ được yêu cầu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải dùng đúng mẫu theo quy định của pháp luật. Đồng thời, nội dung trình bày trong các loại giấy tờ phải tuân thủ đúng quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020. Trong trường hợp, công ty chọn ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy cần phải xin cấp giấy phép kinh doanh với ngành nghề đó, trước khi làm thủ tục đề nghị thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thực hiện xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa có điều kiện. Vậy cần phải làm thêm thủ tục xin cấp giấy phép xuất hoặc nhập khẩu.Bước 2: Tiếp nhận giải quyết yêu cầu thành lập công ty
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tiếp nhận và giải quyết yêu cầu thành lập công ty gồm: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư và Phòng tài chính kế hoạch thuộc UBND huyện. Để thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư. Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu có thể thực hiện qua mạng thông tin điện tử hoặc trực tiếp ở Phòng Đăng ký kinh doanh. Trong thời gian 3 ngày làm việc từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ sẽ được cơ quan thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu lý do.Bước 3: Thực hiện các công việc sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải thực hiện các công việc sau đây:- Trong vòng 30 ngày từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Trong 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký, các thành viên, cổ đông phải góp đủ vốn đã đăng ký.
- Công ty phải lập sổ đăng ký thành viên (ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sổ đăng ký thành viên ghi nhận thông tin vốn góp chính là tập hợp dữ liệu điện tử, văn bản giấy của các thành viên công ty.
- Kê khai chính xác lệ phí môn bài.
- Treo biển ở trụ sở công ty.
- Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp
- Thông báo chính xác mẫu con dấu cho phòng đăng ký kinh doanh
- Đăng ký về thuế lần đầu.
- Thông báo áp dụng về phương pháp tính thuế.
- Áp dụng hóa đơn.
- Đăng ký dùng chữ ký số.
- Khai trình lao động và tiến hành đóng bảo hiểm cho người lao động.
- Địa chỉ: 68 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
- Email: contact@yesoffice.vn
- Hotline: 0942 688 339
- Website: https://yesoffice.com.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/yesoffice.com.vn
Để lại bình luận