Yes Office - Dịch Vụ Văn Phòng Thông Minh

Thủ tục thành lập công ty hợp danh đầy đủ nhất

Trang chủ Thủ tục thành lập công ty hợp danh đầy đủ nhất
Mục lục bài viết
  • Loading...
Thành lập công ty hợp danh là một trong năm loại hình doanh nghiệp hiện có tại Việt Nam. Loại hình này hiếm khi được lựa chọn cho các hoạt động kinh doanh, chủ yếu nhu cầu thành lập công ty hợp danh sẽ phụ thuộc vào một số ngành có yêu cầu bắt buộc đối với loại hình kinh doanh này. Tuy nhiên, nhiều doanh nhân lúng túng, không biết phải chuẩn bị từ đâu và bắt đầu từ đâu khi làm các thủ tục trong quá trình thành lập công ty hợp danh với cơ quan thuế. Để hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập công ty hợp danh, sau đây là bài viết hữu ích nhất cho bạn.

Công ty hợp danh là gì?

Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân được thành lập trên cơ sở tin cậy, các thành viên tin tưởng lẫn nhau. Do đặc điểm này, số lượng thành viên của công ty hợp danh thường ít nhưng luôn phải đảm bảo có tối thiểu hai thành viên là thành viên hợp danh. Đặc điểm của công ty hợp danh:
  • Công ty hợp danh phải có ít nhất 2 thành viên là đồng sở hữu công ty và cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung.
  • Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có các nhà đầu tư khác. Thành viên hợp danh phải là cá nhân; chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
  • Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đặc điểm của công ty hợp danh
Đặc điểm của công ty hợp danh

Ưu nhược điểm của công ty hợp danh

Mỗi loại hình kinh doanh đều có ưu và nhược điểm riêng. Sau đây chúng tôi sẽ nêu ra một số ưu và nhược điểm của thủ tục thành lập công ty hợp danh, bạn có thể tham khảo thêm:

Ưu điểm

  • Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ quản lý, phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình, vì thế công ty hợp danh dễ dàng chiếm được lòng tin của khách hàng và các đối tác.
  • Dễ vay vốn ngân hàng và hoãn nợ hơn so với các loại hình kinh doanh khác vì thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm đến cùng (không giới hạn) về các khoản nợ của công ty và các nghĩa vụ tài chính khác.
  • Việc quản lý và điều hành công ty không quá phức tạp, do số lượng thành viên hợp danh không nhiều và đa phần là những người đã có mối quan hệ thân thiết từ trước.
Thu Tuc Thanh Lap Cong Ty Hop Danh 2
Ưu nhược điểm của công ty hợp danh
>>> Xem ngay: Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thủ tục mới nhất

Nhược điểm

  • Mức độ rủi ro đối với thành viên hợp danh là rất cao vì họ phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Không phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào nên việc huy động vốn có phần hạn chế. Thành viên muốn tăng vốn điều lệ chỉ có thể thêm tài sản của mình hoặc thêm thành viên mới.
  • Thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.
  • Không có nhiều số lượng thành lập công ty hợp danh tại Việt Nam.

Hồ sơ thành lập công ty hợp danh

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, công ty hợp danh.
  • Danh sách thành viên công ty.
  • Điều lệ của công ty.
  • Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên khác.
  • Giấy ủy quyền (nếu người đại diện pháp luật để người khác nộp hồ sơ).
  • Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.

Thủ tục thành lập công ty hợp danh

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ giấy tờ cần thiết. Bước 2: Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính hoặc người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Lưu ý: Bắt buộc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tuyến theo quy trình của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp với các công ty hợp danh tại Hà Nội. Bước 3: Tiếp nhận kết quả từ Phòng đăng ký kinh doanh (Thời hạn: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ). Bước 4: Thực hiện các công việc sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp.
Thu Tuc Thanh Lap Cong Ty Hop Danh 3
Thủ tục, hồ sơ thành lập công ty hợp danh
>>> Quan tâm ngay: Thành lập công ty chứng khoán- Điều kiện, quy trình chuẩn

Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập công ty hợp danh, cần phải làm gì?

Có công bố thông tin sau khi thành lập không? Theo Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty sẽ thực hiện công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp, bao gồm lĩnh vực kinh doanh, trong quá trình đăng ký kinh doanh, thay vì tách thành một thủ tục riêng như quy định trước đây. Khắc dấu công ty hợp danh thế nào? Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp, công ty hợp danh sẽ khắc dấu hoặc sử dụng chữ ký số thay cho con dấu dùng trong giao dịch. Loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung con dấu do doanh nghiệp tự quyết định.
Thu Tuc Thanh Lap Cong Ty Hop Danh 4
Sau khi thành lập công ty hợp danh cần làm gì?
Trên đây là những thông tin thiết thực giúp bạn thực hiện các thủ tục thành lập công ty hợp danh một cách thuận tiện, nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh phát triển. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào về điều kiện, thành lập hồ sơ hay bất kỳ thắc mắc nào về việc thành lập công ty hợp danh, vui lòng liên hệ với Yesoffice qua thông tin bên dưới. YES OFFICE
  • Tòa nhà Vietcomreal, 68 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • 99 Cộng Hòa, P. 4, Q. Tân Bình, TP. HCM
  • 10 Đường số 2, Phường 10, Q. Gò Vấp, TP. HCM
  • Hotline: 0942 688 339
  • Email: contact@yesoffice.vn

Ông Việt Phạm tốt nghiệp trường đại học Kinh Tế TP. HCM, tại đây ông học chuyên ngành quản trị kinh doanh và tốt nghiệp năm 2014. Từ năm 2015, ông tham gia vào thị trường văn phòng và hợp tác với nhiều tòa nhà . Với kinh nghiệm hơn 9 năm trong ngành văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ và văn phòng dịch vụ. Tiếp nối thành công và với vốn kinh nghiệm tích lũy, đến năm 2020 ông trở thành giám đốc kinh doanh cho công ty cổ phần Yes Office bên mảng dịch vụ cho thuê văn phòng tại TP HCM. Dù bắt đầu hoạt động ở thời điểm bùng phát dịch COVID-19, nhưng Yes Office đang dần khẳng định vị thế trên trị trường và chinh phục hơn 1200 doanh nghiệp đang tin dùng dịch vụ.

Để lại bình luận