Tìm hiểu các công thức tính thuế thường gặp nhất
Nắm rõ các công thức tính thuế thường gặp sẽ giúp cho chúng ta có được các kiến thức hữu ích và quan trọng. Hỗ trợ cho quá trình tính thuế chính xác cho cá nhân, doanh nghiệp… Và bài viết sau đây chúng tôi xin được đi vào phân tích một cách đầy đủ, rõ ràng về thuế cũng như một số công thức tính thuế thường gặp. Nếu cũng đang có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này, mời bạn cùng dành thời gian theo dõi để rõ hơn.
Tìm hiểu các thông tin liên quan đến thuế
Trước khi đi vào các công thức tính thuế thường gặp, chúng ta hãy cùng xem xét một số thông tin cơ bản liên quan đến thuế.
1. Thuế là gì?
Thực tế cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ một khái niệm nào trên thế giới có sự thống nhất về thuế. Bởi đứng ở các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế khác nhau sẽ đưa ra các khái niệm về thuế với sự khác nhau. Trong đó khái niệm phổ biến và được nhiều người sử dụng nhất đó là:
“Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”. Ngoài ra còn có thêm một khái niệm khác chính là: “Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau”.
Khoảng năm 3000-2900 TCN thì thuế đã được áp dụng lần đầu tiên tại Ai Cập cổ đại. Nếu như không trả tiền hay trốn thuế chống lại nộp thuế thì sẽ bị phạt theo quy định Pháp luật.
Xem thêm:
2. Đặc điểm và vai trò của thuế
Khám phá rõ đặc điểm, vai trò của thuế cũng sẽ giúp cho chúng ta phần nào biết được vì sao thuế lại có sự khác nhau. Bởi hiện tại thuế trở thành một công cụ không thể thiếu được dù là ở bất cứ một chế độ xã hội nào. Nhà nước đặt ra chế độ thuế khóa được dân cư đóng góp nhằm có tiền chi tiêu đối với hoạt động của mình.
Đặc điểm của thuế
Thuế có một số các đặc điểm quan trọng mà chúng ta cần phải biết đó là:
- Các khoản thuế thu được sẽ tập trung vào Ngân sách nhà nước. Đây chính là khoản thu nhập của nhà nước được hình thành suốt quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội theo hình thức giá trị.
- Thuế chính là tiền đề quan trọng và cần thiết nhằm duy trì quyền lực chính trị. Đồng thời còn thể hiện được các chức năng cũng như nhiệm vụ của nhà nước.
- Thuế dựa vào thực trạng nền kinh tế (phụ thuộc chỉ số giá tiêu dùng, thu nhập, lãi suất, chỉ số giá sản xuất…).
- Chủ yếu thuế được thực hiện dựa vào nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp.
Vai trò của thuế
Thuế đóng vai trò quan trọng trong xã hội hiện tại, nếu như không có thuế thì nhà nước không thể nào hoạt động vững mạnh được. Chúng ta có thể điểm qua vai trò mà thuế mang lại chính là:
- Là nguồn thu ngân sách của nhà nước: Thuế được xem là khoản thu quan trọng nhất và nó mang tính chất ổn định lâu dài. Khi mà nền kinh tế càng phát triển thì lúc ấy khoản thu lại càng gia tăng.
- Là công cụ góp phần điều chỉnh mục tiêu kinh tế vĩ mô: Nó góp phần trong quá trình thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát cũng như quản lý hướng dẫn và khuyến khích sự phát triển sản xuất. Mặt khác còn mở rộng lưu thông với những thành phần kinh tế dựa theo định hướng phát triển kế hoạch nhà nước. Đảm bảo góp phần tích cực trong việc điều chỉnh các mặt cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân.
Chi tiết các công thức tính thuế thường gặp
Vì thuế chính là một lĩnh vực khá phức tạp, do vậy mỗi hàng hóa hoặc khoản thu nhập do đó đều phải chịu một hay một số loại thuế khác nhau.
1. Công thức tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Dựa theo luật Thuế xuất khẩu (XK) và nhập khẩu (NK) thì chúng ta có công thức sau đây:
Thuế XK, NK cần nộp: Chính là Số lượng hàng hóa thực tế được ghi ở tờ khai hải quan X Giá trị tính thuế trên đơn vị hàng hóa X Thuế suất (đơn vị %).
Về thuế XK, NK với hàng hóa dịch vụ áp dụng về thuế suất tuyệt đối thì:
Thuế XK, NK cần nộp: Chính là Số lượng hàng hóa thực tế được ghi ở tờ khai hải quan X Mức thuế suất tuyệt đối.
2. Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt thì công thức tính thuế chính là:
Thuế tiêu thụ đặc biệt cần nộp: Chính là Giá trị tính thuế tiêu thụ đặc biệt X Thuế suất tiêu thụ đặc biệt.
Trong đó thì cách tính giá trị thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:
++ Với hàng hóa trong nước:
Giá trị tính thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ là: [Giá bán (Vẫn chưa tính thuế giá trị gia tăng) – Thuế bảo vệ môi trường] / 1 + với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.
++ Với hàng hóa nhập khẩu thuộc khoản chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
Giá trị tính thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính là Giá tính thuế nhập khẩu X với Thuế nhập khẩu.
3. Công thức tính thuế giá trị gia tăng
Trong số các công thức tính thuế chúng ta cũng không thể nào không biết cách tính thuế giá trị gia tăng như sau:
Thuế GTGT phải nộp: Chính là Giá tính thuế GTGT X với Thuế suất (%).
4. Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Dựa vào Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) chúng ta có được công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Thuế TNDN: Chính là Thu nhập tính thuế X với Thuế suất (%)
Trong đó thì cách tính Thu nhập tính thuế như sau:
- Thu nhập tính thuế: Chính là Thu nhập chịu thuế – Thu nhập miễn thuế – Những khoản lỗ theo quy định.
- Thu nhập tính thuế: Chính là Doanh thu – Chi phí + Những khoản thu nhập khác.
5. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân
Theo Luật thuế thu nhập cá nhân thì chúng ta có các công thức tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sau đây:
++ Thuế Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
Thuế TNCN cần nộp: Doanh thu x Thuế suất
++ Thuế Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thuế TNCN cần nộp: Thu nhập tính thuế X Thuế suất
Trong đó thì Thu nhập tính thuế được tính như sau:
Thu nhập tính thuế: Chính là Thu nhập chịu thuế – Khoản bảo hiểm – Khoản được giảm trừ
++ Thuế thu nhập từ đầu tư và chuyển nhượng vốn
Thuế TNCN phải nộp: Chính là Thu nhập chịu thuế X Thuế suất
Lời kết
Trên đây là toàn bộ các thông tin xoay quanh các công thức tính thuế. Mong rằng qua bài viết bạn đọc sẽ có được cách tính thuế đơn giản, đúng theo từng trường hợp.
Xem thêm: