fbpx
Cách kiểm tra báo cáo tài chính
01/09/2022

Cách kiểm tra báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Hàng năm, trước khi gửi báo cáo tài chính cho cơ quan thuế, kế toán cần phải kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin trên báo cáo tài chính để tránh việc sai sót không đáng có. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ cách kiểm tra báo cáo tài chính, giúp bạn rà soát báo cáo một cách nhanh chóng và chính xác.

Vì sao cần biết cách kiểm tra báo cáo tài chính?

Báo cáo tài chính là bản báo cáo tổng kết hoạt động cả năm của doanh nghiệp cho nên số liệu trong bản báo cáo là vô cùng nhiều và phức tạp. Nếu bạn biết cách kiểm tra, bạn sẽ phát hiện ra được các lỗi trong quá trình lên báo cáo tài chính và có nhiều thời gian hơn để xử lý những sai sót đó, tránh những rắc rối không đáng có về sau.

Vì vậy, bên cạnh cách lên báo cáo tài chính, kiểm tra báo cáo tài chính cũng là một kỹ năng hết sức quan trọng.

 

Báo cáo tài chính là bản báo cáo tổng kết hoạt động cả năm của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính là bản báo cáo tổng kết hoạt động cả năm của doanh nghiệp

Cách kiểm tra báo cáo tài chính: Một số lưu ý trước tiên

Trước khi tiến hành kiểm tra lại Báo cáo tài chính, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần rà soát lại ngay những tài khoản có dư lớn, phát sinh bất thường.
  • Rà soát kỹ các tài khoản có dư Nợ và Có để tránh nhầm mã khách hàng, mã nhà cung cấp.
  • Lưu ý đến số tăng lên của tài sản cố định, chi phí trả trước.
  • Với những tài khoản chi phí, chỉ được lấy số kết chuyển sang TK 911 khi báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Rà soát kỹ các tài khoản có dư Nợ và Có để tránh nhầm mã khách hàng, mã nhà cung cấp
Rà soát kỹ các tài khoản có dư Nợ và Có để tránh nhầm mã khách hàng, mã nhà cung cấp

Xem thêm:

Hướng dẫn cách kiểm tra báo cáo tài chính với từng tài khoản

  1. Kiểm tra số dư tài khoản 111
  • Đối với tài khoản 111, cần lưu ý một số vấn đề sau:
    • Không được có số dư bên Có.
    • Để đảm bảo không bị âm quỹ, đối soát lại số phát sinh trong cả năm và số cuối kỳ, khi phát hiện quỹ đang âm cần điều chỉnh lại ngay.
    • Kiểm tra đánh giá cuối kỳ với khoản tiền mặt có gốc ngoại tệ.
  1. Kiểm tra số dư tài khoản 112
  • Đối với tài khoản 112, cần lưu ý một số vấn đề sau:
    • Không được có số dư bên Có.
    • Đối chiếu số dư, số phát sinh của ngân hàng với số dư trên sổ phụ ngân hàng.
    • Kiểm tra đánh giá cuối kỳ với khoản tiền mặt có gốc ngoại tệ.
  1. Kiểm tra số dư tài khoản 121
  • Tài khoản 121 là tài khoản chứng khoán kinh doanh. Đối với tài khoản 121, cần chú ý một số thao tác như sau:
    • Không được có số dư bên Có.
    • Đối chiếu xác nhận số dư của công ty lưu ký chứng khoán với số dư của các chứng khoán.
  1. Kiểm tra số dư tài khoản 128
Tài khoản 128 phản ánh số liệu hiện có và tình hình biến động của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Tài khoản 128 phản ánh số liệu hiện có và tình hình biến động của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Tài khoản 128 là tài khoản phản ánh số liệu hiện có và tình hình biến động của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Đối với tài khoản này. khi kiểm tra cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không được có số dư bên Có.
  • Đối chiếu số dư của các tài khoản chi tiết tài khoản 128 với số dư theo xác nhận.
  1. Kiểm tra số dư tài khoản 131, 331
  • Khi kiểm tra lại hai tài khoản này, cần lưu ý các vấn đề dưới đây:
    • Có thể có số dư bên Nợ/Có.
    • Nếu dư bên Có TK 131, cần phải xem lại hợp đồng để đảm bảo là khoản khách trả trước, đồng thời cần tiến hành kiểm tra lại mã hạch toán khách hàng.
    • Nếu dư bên Nợ TK 331, cần xem lại hợp đồng để đảm bảo là khoản ứng cho người bán, ngoài ra còn cần tiến hành kiểm tra lại mã hạch toán nhà cung cấp.
    • Đối chiếu lại số dư tài khoản 131, 331 của khách hàng với biên bản xác nhận công nợ/thư xác nhận công nợ.
    • Kiểm tra, đánh giá cuối kỳ các khoản phải thu, khoản phải trả có gốc ngoại tệ.
  1. Kiểm tra số dư tài khoản 133
  • Tài khoản 133 ghi nhận số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Đối với tài khoản 133, khi kiểm tra cần chú ý:
  • Không được phép có số dư bên Có ở tài khoản này.
  • Khi đối chiếu với chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế, rất có thể sẽ gặp hai trường hợp:
    • Trường hợp 1: Dư nợ tài khoản 133 đúng bằng số thuế chuyển kỳ sau trong chỉ tiêu 43: Kế toán đã kê khai thuế đầu vào đúng các tháng phát sinh.
    • Trường hợp 2: Dư nợ ở TK 133 lớn hơn số thuế tại chỉ tiêu 43 tờ khai thuế: Kế toán đã kê khai thuế GTGT đầu vào không đúng các tháng phát sinh.
  1. Kiểm tra số dư tài khoản 138, 141, 3388
  • Được phép có số dư bên Nợ/Có ở các tài khoản này.
  • Cần đối chiếu lại số dư của từng khách hàng với biên bản xác nhận công nợ.
  • Đối chiếu thư xác nhận tạm ứng với số dư từng nhân viên.
  1. Kiểm tra số dư tài khoản hàng tồn kho
  • Cần kiểm tra lại tài khoản hàng tồn kho như sau:
    • Không được dư bên Có ở tài khoản này.
    • Trong ngày cuối năm, cần đối chiếu lại mã vật tư, hàng hoá của kho với biên bản kiểm kê.
    • Cần lập đối chiếu hoặc thư xác nhận cho hàng hóa gửi bán.
    • Chú ý đặc biệt không để kho âm.
  1. Kiểm tra số dư tài khoản 211, 213
  • Tài khoản 211, 213 không được có số dư bên Có.
  • Cần đối chiếu lại số dư tại bảng cân đối phát sinh và số dư sổ chi tiết ở bảng tính khấu hao Tài sản cố định.
  1. Kiểm tra số dư tài khoản 214
  • Khi rà soát tài khoản 214 ( mức hao mòn tài sản cố định), cần chú ý:
    • Chỉ được phép có số dư bên Có.
    • Cần đối chiếu cột số dư cuối năm trên bảng cân đối phát sinh với mục hao mòn tích lũy trên bảng tính khấu hao TSCĐ.

Trên đây là cách kiểm tra báo cáo tài chính, hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Nếu cần thêm thông tin gì hãy liên hệ Yes Office để được tư vấn cụ thể.

Xem thêm:

Ông Việt Phạm tốt nghiệp trường đại học Kinh Tế TP. HCM, tại đây ông học chuyên ngành quản trị kinh doanh và tốt nghiệp năm 2014. Từ năm 2015, ông tham gia vào thị trường văn phòng và hợp tác với nhiều tòa nhà . Với kinh nghiệm hơn 5 năm trong ngành văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ và văn phòng dịch vụ. Tiếp nối thành công và với vốn kinh nghiệm tích lũy, đến năm 2020 ông trở thành giám đốc kinh doanh cho công ty cổ phần Yes Office bên mảng dịch vụ cho thuê văn phòng tại TP HCM. Dù bắt đầu hoạt động ở thời điểm bùng phát dịch COVID-19, nhưng Yes Office đang dần khẳng định vị thế trên trị trường và chinh phục hơn 900 doanh nghiệp đang tin dùng dịch vụ.
ƯU ĐÃI THÁNG 03/2023
THÀNH LẬP DN MIỄN PHÍ

    Trả lời câu hỏi để gửi form *

    Chuyên viên pháp lý tư vấn trực tiếp. Tặng ngay gói pháp lý trị giá 1.800.000đ