Mục lục bài viết
- Loading...
Dự án, công trình nào cần đăng ký phòng cháy chữa cháy? Thủ tục, hồ sơ đăng ký phòng cháy chữa cháy như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để thực hiện đúng quy trình và tránh những rắc rối không đáng có trong quá trình xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.
Dự án, công trình nào cần phải đăng ký phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ theo khoản 3 điều 13 nghị định 136/2020/NĐ-CP, các dự án công trình sau đây thuộc diện phải đăng ký phòng cháy chữa cháy bao gồm:- Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, đô thị, khu kinh tế, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác dựa theo Luật Quy hoạch.
- Chung cư, ký túc xá, cơ sở y tế, rạp chiếu phim, chợ, khách sạn, nhà trẻ, trường học và các cơ sở giáo dục khác,... khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến ít nhất một yêu cầu an toàn phòng cháy chữa cháy.
- Phương tiện giao thông cơ giới như đường sắt, đường thủy vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy,... cần đảm bảo yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.
Đăng ký phòng cháy chữa cháy ở đâu?
Khoản 12 điều 13 nghị định 136/NĐ-CP quy định về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy như sau:- Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thẩm duyệt đăng ký phòng cháy chữa cháy đối với:
- Dự án, công trình quan trọng cấp quốc gia hay dự án, công trình nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
- Công trình có chiều cao hơn 100m.
- Công trình xây dựng trên địa bàn của 02 tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
- Phương tiện đường thủy vận chuyển khách hay chất lỏng dễ cháy, hóa chất nguy hiểm có chiều dài từ 50m trở lên.
- Dự án, công trình do Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh đề nghị.
- Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh thẩm duyệt đăng ký phòng cháy chữa cháy đối với:
- Đồ án quy hoạch khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các khu chức năng khác trên địa bàn quản lý.
- Dự án không thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quản lý.
Thủ tục đăng ký phòng cháy chữa cháy thực hiện như thế nào?
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cá nhân, tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký phòng cháy chữa cháy cho cơ quan có thẩm quyền theo một trong số các hình thức sau:- Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa tại cơ quan có thẩm quyền.
- Nộp trực tuyến tại cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền.
- Nộp thông qua dịch vụ bưu chính công, qua dịch vụ của cá nhân, doanh nghiệp hoặc qua ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Các bộ tiếp nhận hồ sơ xin đăng ký phòng cháy chữa cháy có trách nhiệm kiểm tra thành phần cũng như tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định sau:- Nếu hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ, thì hồ sơ được tiếp nhận và khi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy chữa cháy theo mẫu số PC03.
- Nếu hồ sơ không đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định, cán bộ cần hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ đăng ký phòng cháy chữa cháy theo quy định và điền thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy chữa cháy theo mẫu số PC04.
Bước 3: Thông báo kết quả xử lý hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền thông báo kết quả xử lý hồ sơ đăng ký phòng cháy chữa cháy cho cá nhân, tổ chức tương ứng theo hình thức mà cá nhân, tổ chức đã nộp hồ sơ trước đó. Cụ thể như sau:- Trường hợp nộp trực tiếp: Cán bộ tiếp nhận phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết hoặc 01 Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ và lưu 01 bản.
- Trường hợp nộp trực tuyến: Cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại về kết quả xử lý.
- Trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính: Cán bộ tiếp nhận phải gửi lại kết quả cho cá nhân, cơ quan đã nộp hồ sơ trước đó.
- Không quá 05 ngày làm việc đối với đồ án quy hoạch xây dựng, chấp thuận địa điểm xây dựng, thiết kế cơ sở ngoại trừ dự án nhóm A.
- Không quá 10 ngày làm việc đối với thiết kế cơ sở dự án nhóm A, thiết kế kỹ thuật ngoại trừ dự án nhóm A và thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới.
- Không quá 15 ngày đối với thiết kế kỹ thuật của dự án nhóm A.
Để lại bình luận