Yes Office - Dịch Vụ Văn Phòng Thông Minh

Mô hình tổ chức công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2020

Trang chủ Mô hình tổ chức công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2020
Mục lục bài viết
  • Loading...
Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Loại hình này được nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi khả năng tập trung vốn với quy mô lớn nhất trong số các loại hình doanh nghiệp hiện nay. Vậy công ty cổ phần là gì? Mô hình tổ chức công ty cổ phần theo luật quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu những thông tin thú vị xoay quanh loại hình doanh nghiệp này qua nội dung sau đây nhé.

Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau và được phát hành ra ngoài thị trường nhằm huy động vốn. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
Một công ty cổ phần phải có tối thiểu 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa
Một công ty cổ phần phải có tối thiểu 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa
  • Vốn điều lệ của doanh nghiệp được chia thành nhiều phần bằng nhau, được gọi là cổ phần.
  • Cổ đông là cá nhân, tổ chức có tư cách pháp nhân sở hữu cổ phần. Một công ty cổ phần phải có tối thiểu 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông của công ty cổ phần chỉ có trách nhiệm đối với các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
  • Cổ đông nhận được lợi nhuận từ việc sở hữu cổ phần, lợi nhuận này được gọi là cổ tức.
  • Công ty cổ phần có thể huy động vốn kinh doanh bằng việc phát hành cổ phiếu.
  • Theo Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015, công ty cổ phần sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ chính thức có tư cách pháp nhân.
XEM THÊM:

Mô hình tổ chức công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2020 như thế nào?

Tổng quan về mô hình tổ chức công ty cổ phần

Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai mô hình tổ chức công ty cổ phần. Cụ thể như sau:
  • Mô hình thứ nhất gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và Ban kiểm soát.
  • Mô hình thứ hai gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc. Trong Hội đồng quản trị có Ban kiểm toán nội bộ và Thành viên độc lập.
Hai mô hình tổ chức công ty cổ phần trên mặc dù có một số khác biệt về cơ cấu tổ chức nhưng về cơ bản, nhiệm vụ và chức năng của từng cơ quan tương tự nhau.

Mô hình tổ chức công ty cổ phần thứ nhất

 
Mô hình thứ nhất gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và Ban kiểm soát
Mô hình thứ nhất gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và Ban kiểm soát
Mô hình tổ chức công ty cổ phần thứ nhất là mô hình có Ban kiểm toán. Mô hình cụ thể như sau:
  • Đại hội đồng cổ đông: Đây là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần, có thể gọi Đại hội đồng là những người sở hữu công ty. Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết.
  • Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty cổ phần. Hội đồng có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty (ngoại trừ những quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông).
  • Tổng giám đốc hoặc Giám đốc: Là người đảm nhiệm việc điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Đồng thời chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
  • Ban kiểm soát: Đây là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc giám sát thường xuyên mọi hoạt động của Hội đồng quản trị và các chức danh lãnh đạo khác trong mô hình tổ chức công ty cổ phần. Cơ quan này do Đại hội đồng cổ đông bầu ra với số lượng thành viên từ 03 đến 05. Đồng thời cần đảm bảo có ít nhất một thành viên trong Ban kiểm soát là kế toán viên hoặc kiểm toán viên.
Ban kiểm soát là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc giám sát thường xuyên mọi hoạt động của Hội đồng quản trị và các chức danh lãnh đạo khác
Ban kiểm soát là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc giám sát thường xuyên mọi hoạt động của Hội đồng quản trị và các chức danh lãnh đạo khác
Tuy nhiên, trong trường hợp công ty cổ phần có ít hơn 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần thì doanh nghiệp cơ cấu theo mô hình tổ chức công ty cổ phần thứ nhất không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

Mô hình tổ chức công ty cổ phần thứ hai

Hội đồng quản trị mô hình thứ hai phải có ít nhất 20% tổng số thành viên là thành viên độc lập
Hội đồng quản trị mô hình thứ hai phải có ít nhất 20% tổng số thành viên là thành viên độc lập
Mô hình tổ chức công ty cổ phần thứ hai không có Ban kiểm soát. Thay vào đó, công ty cổ phần sẽ có Ban kiểm toán nội bộ và thành viên độc lập. Hai bộ phận này sẽ thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện việc kiểm soát đối với công tác quản lý và điều hành công ty. Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020, trong Hội đồng quản trị phải có ít nhất 20% tổng số thành viên là thành viên độc lập. Ngoài ra, các bộ phận còn lại gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc thì có chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm tương tự với mô hình tổ chức công ty cổ phần thứ nhất. Am hiểu về luật pháp là một điều vô cùng cần thiết đối với chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Điều này giúp hạn chế được những rủi ro không đáng có và giữ cho công ty phát triển ổn định và lâu dài. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu hơn về mô hình tổ chức công ty cổ phần. Nếu có bất cứ vấn đề vướng mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Có thể bạn quan tâm:

Ông Việt Phạm tốt nghiệp trường đại học Kinh Tế TP. HCM, tại đây ông học chuyên ngành quản trị kinh doanh và tốt nghiệp năm 2014. Từ năm 2015, ông tham gia vào thị trường văn phòng và hợp tác với nhiều tòa nhà . Với kinh nghiệm hơn 5 năm trong ngành văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ và văn phòng dịch vụ. Tiếp nối thành công và với vốn kinh nghiệm tích lũy, đến năm 2020 ông trở thành giám đốc kinh doanh cho công ty cổ phần Yes Office bên mảng dịch vụ cho thuê văn phòng tại TP HCM. Dù bắt đầu hoạt động ở thời điểm bùng phát dịch COVID-19, nhưng Yes Office đang dần khẳng định vị thế trên trị trường và chinh phục hơn 900 doanh nghiệp đang tin dùng dịch vụ.

Để lại bình luận