fbpx
Thanh Lap Doanh Nghiep Xa Hoi 3
12/06/2023

Thành lập doanh nghiệp xã hội hồ sơ thủ tục và các điều kiện cần đáp ứng?

Doanh nghiệp xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của xã hội ngày nay. Mô hình các doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam hoạt động chủ yếu dưới hình thức phi lợi nhuận. Vậy điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội là gì? Hãy cùng tìm hiểu các câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.

Doanh nghiệp xã hội là gì?

Doanh nghiệp xã hội là một doanh nghiệp được thành lập và hoạt động dựa theo các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp. Nó có hoạt động kinh doanh nhưng xác định mục tiêu hoạt động là nhằm giải quyết vấn đề môi trường, xã hội vì lợi ích công cộng. Lợi nhuận phần lớn thu được dùng để phục vụ mục tiêu môi trường, xã hội vì lợi ích cộng đồng.

Căn cứ Nghị định 47/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Doanh nghiệp.

Tiêu chí để tiến hành xác định doanh nghiệp xã hội

Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Giá Rẻ
Thành lập doanh nghiệp xã hội

Theo quy định Luật doanh nghiệp 2020, thành lập doanh nghiệp xã hội cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây:

  • Là doanh nghiệp đăng ký thành lập dựa theo quy định của Luật doanh nghiệp.
  • Mục tiêu hoạt động để giải quyết vấn đề môi trường, xã hội vì lợi ích cộng đồng.
  • Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế mỗi năm để tái đầu tư nhằm thực hiện đúng mục tiêu đã đăng ký.

Phân loại các loại hình doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận ví dụ như các nhóm tình nguyện tổ chức. Hoặc cũng có thể là các hiệp hội, người chung sống với HIV/AIDS, trung tâm của người khuyết tật…

Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận chính là mô hình kinh doanh mặc dù có lợi nhuận nhưng không bị chi phối về lợi nhuận hay đặt nặng tài chính. Thay vào đó hình thức này chú trọng vào mục đích chia sẻ các dự án xã hội, môi trường và vì cộng đồng. Đa số lợi nhuận của doanh nghiệp được dùng để tái đầu tư hoặc trợ cấp cho các hoạt động này.

Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận chính là doanh nghiệp do các cá nhân hoặc tổ chức đứng ra thành lập doanh nghiệp kết hợp giữa mục tiêu kinh tế xã hội. Những doanh nghiệp này thường hoạt động dưới các hình thức của công ty cổ phần hoặc công ty TNHH. Lợi nhuận thu được chủ yếu để dùng tái đầu tư hoặc để mở rộng với mục đích phát triển xã hội.

Điều kiện tiến hành thành lập doanh nghiệp xã hội

Điều kiện vốn điều lệ

Thanh Lap Doanh Nghiep Xa Hoi 1
Điều kiện vốn điều lệ

Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu khi đăng ký thành lập doanh nghiệp (ngoại trừ các ngành nghề kinh doanh yêu cầu về vốn). Bởi vậy, tùy theo quy mô và ngành nghề kinh doanh, chủ sở hữu công ty có thể tiến hành đăng ký mức vốn điều lệ. Mức vốn này chỉ cần phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp. Thêm vào đó phải đảm bảo góp đủ số vốn đã đăng ký trong 90 ngày từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Điều kiện trụ sở chính

Địa điểm được chọn để làm trụ sở chính của doanh nghiệp xã hội phải nằm tại lãnh thổ Việt Nam. Đặc biệt có địa chỉ rõ ràng, được xác định rõ số nhà, ngõ, phố, ngách, hẻm, thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị thị xã, trấn, huyện, quận, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh.

Lưu ý trụ sở không đặt tại địa chỉ tại căn hộ chung cư (trừ căn hộ chung cư có chức năng thương mại) hoặc nhà tập thể.

>>> Xem thêm: Thành lập công ty giao hàng- Bỏ túi ngay những thông tin hay

Điều kiện chủ thể tiến hành thành lập doanh nghiệp

Toàn bộ các cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Tổ chức phải đảm bảo tư cách pháp nhân
  • Cá nhân đủ từ đủ 18 tuổi; có đầy đủ năng lực và hành vi dân sự.
  • Không thuộc toàn bộ các đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp.

Điều kiện tên của doanh nghiệp xã hội

Thanh Lap Doanh Nghiep Xa Hoi 2
Điều kiện tên của doanh nghiệp xã hội
  • Tên của doanh nghiệp xã hội phải đảm bảo 2 thành tố: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng;
  • Loại hình doanh nghiệp gồm: Công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân.
  • Có thể tiến hành bổ sung vào tên riêng doanh nghiệp cụm từ “xã hội”. Ví dụ: Công ty TNHH doanh nghiệp xã hội ngôi sao Nam Phương.
  • Không được đặt tên gây nhầm lẫn hoặc trùng với tên của doanh nghiệp đã tiến hành đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc.

Điều kiện ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp được phép đăng ký kinh doanh những ngành, nghề mà luật không cấm. Tuy vậy các ngành nghề đó phải thuộc hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam. Đối với những ngành, nghề có điều kiện thì doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng được điều kiện của từng ngành nghề dựa theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ và thủ tục để thực hiện thành lập doanh nghiệp xã hội

Cá nhân, tổ chức có thể chọn thành lập doanh nghiệp xã hội theo mô hình công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội cũng phải đảm bảo tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm đầy đủ các giấy tờ:

  • Giấy đề nghị tiến hành việc đăng ký doanh nghiệp xã hội
  • Điều lệ về doanh nghiệp xã hội
  • Danh sách cổ đông hoặc thành viên tiến hành góp vốn
  • Cam kết thực hiện đúng mục tiêu về môi trường, xã hội
  • Bản sao hợp lệ CCCD/ CMND/hộ chiếu của các thành viên hoặc cổ đông tiến hành góp vốn và người đại diện theo đúng pháp luật của doanh nghiệp;
  • Giấy ủy quyền cho người tiến hành nộp hồ sơ. Nếu người đó không phải là đại diện pháp luật của công ty đi nộp hồ sơ.
  • Bản sao hợp lệ CCCD/ CMND/hộ chiếu của người nộp hồ sơ (nếu có).
Thanh Lap Doanh Nghiep Xa Hoi 3
Hồ sơ để thực hiện thành lập doanh nghiệp xã hội

Những lưu ý quan trọng sau khi thành lập doanh nghiệp xã hội

Để tránh những rủi ro về vấn đề pháp lý sau này. Sau khi thành lập doanh nghiệp, khách hàng cần hoàn tất những thủ tục sau:

  • Khắc con dấu và tiến hành công bố mẫu dấu
  • Đăng ký ngay tài khoản ngân hàng
  • Mua hóa đơn
  • Nộp phí, lệ phí môn bài theo đúng quy định

Trên đây là thông tin về thủ tục và các điều kiện cần để thành lập doanh nghiệp xã hội. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với Yes Office.

Ông Việt Phạm tốt nghiệp trường đại học Kinh Tế TP. HCM, tại đây ông học chuyên ngành quản trị kinh doanh và tốt nghiệp năm 2014. Từ năm 2015, ông tham gia vào thị trường văn phòng và hợp tác với nhiều tòa nhà . Với kinh nghiệm hơn 5 năm trong ngành văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ và văn phòng dịch vụ. Tiếp nối thành công và với vốn kinh nghiệm tích lũy, đến năm 2020 ông trở thành giám đốc kinh doanh cho công ty cổ phần Yes Office bên mảng dịch vụ cho thuê văn phòng tại TP HCM. Dù bắt đầu hoạt động ở thời điểm bùng phát dịch COVID-19, nhưng Yes Office đang dần khẳng định vị thế trên trị trường và chinh phục hơn 900 doanh nghiệp đang tin dùng dịch vụ.
ƯU ĐÃI THÁNG 03/2023
THÀNH LẬP DN MIỄN PHÍ

    Trả lời câu hỏi để gửi form *

    Chuyên viên pháp lý tư vấn trực tiếp. Tặng ngay gói pháp lý trị giá 1.800.000đ