Mục lục bài viết
- Loading...
Các cơ sở khám, chữa bệnh đều phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt những quy định về thành lập và hoạt động dưới sự quản lý chặt chẽ của Bộ Y tế và các cơ quan liên quan có thẩm quyền. Vậy thủ tục mở phòng khám tư nhân gồm những gì? Chúng ta cần nắm rõ những quy định này nếu có ý định mở một phòng khám tư nhân.
Phòng khám tư nhân là gì?
Mô hình một phòng khám tư nhân
Trước khi tìm hiểu về thủ tục mở phòng khám tư nhân, bạn cần hiểu thế nào là phòng khám tư nhân. Phòng khám tư nhân là cơ sở khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân không ở lại qua đêm, trong đó không có sự can thiệp của nhà nước trong quá trình tổ chức, hoạt động của phòng khám. Hiện nay phòng khám tư nhân có các hình thức sau:- Phòng khám đa khoa.
- Phòng khám chuyên khoa.
- Phòng khám bác sĩ gia đình.
- Phòng chẩn trị y học cổ y truyền.
Điều kiện mở phòng khám tư nhân
Trước khi làm thủ tục mở phòng khám tư nhân, bạn cần xem mình phải đáp ứng những điều kiện gì. Có 2 điều kiện bắt buộc phải có:- Phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư hợp pháp.
- Phải có Giấy phép hoạt động do Giám đốc Sở Y tế cấp. Để được cấp Giấy phép hoạt động thì cơ sở phải đảm bảo đủ các yếu tố về cơ sở vật chất nơi khám chữa bệnh theo các quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, nhân lực hoạt động chuyên môn phải có ít nhất 36 tháng hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Phòng khám phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất
Thủ tục mở phòng khám tư nhân
Hoàn thiện chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh
Người phụ trách chuyên môn kỹ thuật y tế phải có chứng chỉ hành nghề hợp pháp
Người làm thủ tục phải nộp hồ sơ tại Cục Quản lý khám bệnh, chữa bệnh hoặc Cục Quản lý y dược cổ truyền thuộc Bộ Y tế và nhận phiếu tiếp nhận hồ sơ. Bộ Y tế có trách nhiểm thẩm định, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong vòng 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Sau đó, nếu hồ sơ hợp lệ thì Bộ Y tế phải cấp chứng chỉ hành nghề cho người đề nghị cấp trong thời hạn 10 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ vì thiếu xót, chưa đúng thì phải cung cấp văn bản cụ thể ghi rõ những tài liệu cần bổ sung, cần sửa để hoàn thiện hồ sơ trong 5 ngày làm việc.Xin Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc xin Giấy phép đầu tư
Người thành lập phòng khám đăng ký doanh nghiệp theo mô hình hộ kinh doanh cá thể sẽ nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện. Phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và đăng tải lên trang web của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh. Đồng thời phải thực hiện trao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp trong 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ của người thành lập doanh nghiệp. Nếu thành lập phòng khám theo hình thức doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ cho Sở kế hoạch và đầu tư hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ trong 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Nếu muốn xin Giấy phép đầu tư, nộp hồ sơ lên Sở kế hoạch và đầu tư. Sau nhiều nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ và hồ sơ hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Có thể bạn quan tâm đến:- Thủ tục mở quán ăn
- Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Hồ sơ đăng ký website thương mại điện tử
Xin Giấy phép hoạt động cho phòng khám
Đây là bước cuối cùng trong thủ tục mở phòng khám tư nhân. Theo đó, người thành lập phòng khám phải chuẩn bị hồ sơ gồm:- Đơn xin cấp Giấy phép hoạt động theo mẫu
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy phép đầu tư)
- Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh
- Bản kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế.
- Hợp đồng mua thiết bị y tế và hợp đồng thu gom rác thải y tế
Để lại bình luận