Yes Office - Dịch Vụ Văn Phòng Thông Minh

Biên bản góp vốn công ty cổ phần gồm những phần nào?

Trang chủ Biên bản góp vốn công ty cổ phần gồm những phần nào?
Mục lục bài viết
  • Loading...
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến và nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư hiện nay bởi sự linh động trong huy động vốn của nó. Vậy ai có thể góp vốn vào công ty cổ phần? Biên bản góp vốn công ty cổ phần gồm những nội dung nào? Đây là những thắc mắc thường gặp của các nhà đầu tư khi có ý định góp vốn vào công ty cổ phần. Kính mời quý vị độc giả theo dõi bài viết dưới đây để khám phá những nội dung liên quan đến vấn đề này.

Biên bản góp vốn công ty cổ phần là gì?

Góp vốn vào công ty cổ phần là việc các cổ đông mua bán cổ phần của công ty đó. Vốn của của công ty cổ phần được quy định tại Điều 112 Luật này là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Biên bản góp vốn công ty cổ phần là văn bản ghi nhận số vốn (bao gồm: Tiền mặt, giấy tờ có giá,…) của nhà đầu tư bỏ ra để góp vốn vào công ty cổ phần. Biên bản này được lập trước khi nhà đầu tư đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Góp vốn vào công ty cổ phần là việc các cổ đông mua bán cổ phần của công ty đó
Góp vốn vào công ty cổ phần là việc các cổ đông mua bán cổ phần của công ty đó

Biên bản góp vốn công ty cổ phần có vai trò gì?

Bản chất của biên bản góp vốn công ty cổ phần là để xác nhận về việc các nhà đầu tư đã thống nhất với nhau về các nội dung trước khi ký vào Biên bản thỏa thuận. Biên bản này mang ý nghĩa quan trọng như sau:
  • Thứ nhất, biên bản giúp ghi nhận ý chí thỏa thuận của các bên về số vốn góp của các cổ đông khi tiến hành thành lập công ty cổ phần.
  • Thứ hai, đây là cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tương ứng với tỷ lệ vốn góp tiến hành hoạt động của công ty cổ phần.
  • Thứ ba, biên bản là căn cứ để giải quyết các vấn đề tranh chấp phát sinh liên quan đến phần vốn góp của các thành viên kể cả khi công ty không được thành lập.
Như vậy, mặc dù pháp luật doanh nghiệp không quy định bắt buộc phải có biên bản góp vốn công ty cổ phần. Tuy nhiên khi thành lập công ty cổ phần, các cổ đông nên lập biên bản góp vốn công ty cổ phần để xác định trách nhiệm của các bên trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Bởi vì nếu không có biên bản thỏa thuận thì có thể dẫn đến sự không thống nhất về tiến độ góp vốn thực tế hoặc các vấn đề về xác nhận chức danh; quyền và nghĩa vụ trong công ty. Điều này làm ảnh hưởng đến việc xác định quyền và nghĩa vụ của các cổ đông trong công ty cổ phần. Xem thêm:

Nội dung biên bản góp vốn công ty cổ phần

Mẫu biên bản góp vốn công ty cổ phần
Mẫu biên bản góp vốn công ty cổ phần
Trong biên bản góp vốn công ty cổ phần cần có những nội dung chính sau đây:
  • Thông tin ngày, tháng, năm, địa chỉ để lập biên bản góp vốn thành lập công ty cổ phần.
  • Thông tin cụ thể của các cổ đông góp vốn như: Họ tên, ngày sinh, quốc tịch, số CMND/CCCD, hộ khẩu thường trú.
  • Các thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh thành lập công ty cổ phần.
  • Loại tài sản sử dụng để góp vốn vào công ty cổ phần: Tiền mặt, tài sản, quyền sở hữu trí tuệ,…
  • Giá trị phần vốn góp và thời gian cam kết góp đủ số vốn của các cổ đông.
  • Phương thức góp vốn: Tiền mặt, chuyển khoản, ký séc,…
  • Biên bản thỏa thuận về các chức danh trong công ty cổ phần như Giám đốc/Tổng giám đốc, Người phụ trách từng bộ phận,...

Ai có quyền góp vốn vào công ty cổ phần và được góp tài sản gì?

Chủ thể có quyền góp vốn vào công ty cổ phần khá rộng chỉ ngoại trừ các cá nhân, tổ chức đặc biệt
Chủ thể có quyền góp vốn vào công ty cổ phần khá rộng chỉ ngoại trừ các cá nhân, tổ chức đặc biệt
Căn cứ khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp sau đây:
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị của mình.
  • Các đối tượng không được quyền góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Như vậy, chủ thể có quyền góp vốn vào công ty cổ phần khá rộng chỉ ngoại trừ các cá nhân, tổ chức đặc biệt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phân biệt trường hợp này với trường hợp các tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý công ty cổ phần. Căn cứ Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020, quy định về tài sản góp vốn vào công ty cổ phần bao gồm:
  • Tài sản góp vốn gồm: Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng; các tài sản có giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật; các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  • Chỉ tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nội dung bài viết trên đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin liên quan đến biên bản góp vốn công ty cổ phần. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn kỹ càng hơn. Xem thêm:

Ông Việt Phạm tốt nghiệp trường đại học Kinh Tế TP. HCM, tại đây ông học chuyên ngành quản trị kinh doanh và tốt nghiệp năm 2014. Từ năm 2015, ông tham gia vào thị trường văn phòng và hợp tác với nhiều tòa nhà . Với kinh nghiệm hơn 9 năm trong ngành văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ và văn phòng dịch vụ. Tiếp nối thành công và với vốn kinh nghiệm tích lũy, đến năm 2020 ông trở thành giám đốc kinh doanh cho công ty cổ phần Yes Office bên mảng dịch vụ cho thuê văn phòng tại TP HCM. Dù bắt đầu hoạt động ở thời điểm bùng phát dịch COVID-19, nhưng Yes Office đang dần khẳng định vị thế trên trị trường và chinh phục hơn 1200 doanh nghiệp đang tin dùng dịch vụ.

Để lại bình luận