Thông tin cần biết khi góp vốn bằng tài sản cố định cho doanh nghiệp
Trong xu thế phát triển hiện nay, các doanh nghiệp mở rộng quy mô của mình bằng rất nhiều hình thức. Trong đó, kêu gọi góp vốn bằng tài sản cố định là một trong những phương thức nhận được nhiều sự tham gia nhất từ các nhà đầu tư. Vậy những điều cần biết về hình thức góp này như thế nào? Bài viết dưới đây Yes Office sẽ cùng quý độc giả tìm hiểu nhé!
Thông tin chung về góp vốn bằng tài sản cố định
Các nhà đầu tư thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp để tăng vốn điều lệ cho công ty đã thành lập hoặc hình thành vốn điều lệ đầu tiên để thành lập công ty.
Cơ sở pháp lý
Các quy định và thủ tục thực hiện đầu tư góp vốn bằng tài sản cố định trong bài viết này dựa trên cơ sở pháp lý dưới đây:
- Luật Doanh nghiệp năm 2020.
- Thông tư 45/2013/TT-BTC.
- Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Tài sản cố định góp vốn là gì?
Theo quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp 2020, một tài sản được phép góp vốn vào doanh nghiệp phải được định giá bằng đồng Việt Nam, thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của người góp vốn.
Đông thời tài sản này cần đáp ứng được 3 tiêu chí cơ bản được quy định tại Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:
- Việc sử dụng tài sản đó trong tương lai phải chắc chắn thu được lợi ích kinh tế;
- Tài sản có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
- Nguyên giá tài sản có giá trị ít nhất từ 30.000.000 đồng và được xác định một cách tin cậy.
Xem thêm:
Cách định giá tài sản cố định góp vốn
Các nhà đầu tư có thể góp vốn cho doanh nghiệp bằng nhiều loại tài sản, bao gồm cả những tài sản không phải đồng Việt Nam, ngoại tệ chuyển đổi, vàng. Trong trường hợp này, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục định giá tài sản và thể hiện giá trị tài sản thành đồng Việt Nam.
Cách thức định giá
Theo quy định tại Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020, có 2 cách thức định giá tài sản:
- Định giá do các thành viên, cổ đông sáng lập doanh nghiệp định giá;
- Định giá được thực hiện bởi các tổ chức định giá chuyên nghiệp.
Quy định về định giá tài sản góp vốn
Các tài sản góp vốn khi được tiến hành định giá phải tuân theo nguyên tắc đúng với giá trị của tài sản vào thời điểm kết thúc định giá.
- Góp vốn để thành lập doanh nghiệp:
Việc định giá tài sản phải tuân theo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên, cổ đông sáng lập. Đối với tài sản định giá qua tổ chức định giá chuyên nghiệp thì giá trị tài sản phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
- Góp vốn cho doanh nghiệp đã thành lập:
Việc định giá tài sản được thực hiện theo nguyên tắc thống nhất, thỏa thuận giữa bên góp vốn và bên doanh nghiệp gồm các thành viên, hội đồng quản trị, chủ sở hữu. Đối với tài sản định giá qua tổ chức định giá chuyên nghiệp thì giá trị tài sản phải được bên góp vốn và doanh nghiệp đồng thuận.
Trường hợp giá trị tài sản góp vốn được định giá chênh lệch cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì bên doanh nghiệp và người góp vốn cần liên đới góp thêm khoảng chênh lệch để giá trị định giá đúng với giá trị thực tế. Đồng thời, nếu có thiệt hại cho doanh nghiệp thì hai bên cần liên đới chịu trách nhiệm giải quyết trước Pháp luật.
Thực hiện góp vốn bằng tài sản cố định
Sau khi giá trị định giá tài sản góp vốn được thống nhất, hai bên cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ góp vốn và nắm rõ quy định đối với thực hiện góp vốn bằng tài sản cố định.
Soạn thảo hồ sơ góp vốn
Theo quy định, tính chất của việc góp vốn sẽ phụ thuộc vào chủ thể góp vốn, do đó, hồ sơ được chia thành 2 loại chính như sau:
Hồ sơ với chủ thể là cá nhân, tổ chức góp vốn không kinh doanh: Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC, hồ sơ góp vốn cần có:
- Biên bản chứng nhận góp vốn;
- Biên bản giao nhận tài sản.
Hồ sơ với chủ thể là cá nhân, tổ chức góp vốn kinh doanh: Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC, hồ sơ góp vốn cần có:
- Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh;
- Hợp đồng liên doanh liên kết;
- Biên bản định giá tài sản;
- Hồ sơ về nguồn gốc tài sản.
Thực hiện góp vốn của nhà đầu tư
Nhà đầu tư góp vốn bằng tài sản có trách nhiệm cam kết đủ giá trị vốn góp, loại tài sản cũng như phương thức thực hiện.
Việc góp vốn phải được thực hiện trong thời gian 90 ngày tính từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trừ góp vốn cho công ty hợp danh)
Trường hợp tài sản góp vốn thuộc diện tài sản sản phải đăng ký quyền sở hữu thì nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho doanh nghiệp. Đối với tài sản thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân thì không cần làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
Lời kết
Việc các nhà đầu tư quan tâm và thực hiện góp vốn dù bằng hình thức nào cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Nắm vững những điều cần biết về quy định đối với góp vốn bằng tài sản cố định cho doanh nghiệp sẽ giúp hai bên hợp tác thuận lợi. YesOffice.com.vn mong rằng với bài viết trên có thể gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích về vấn đề góp vốn để có được sự chuẩn bị tốt nhất trong định hướng phát triển của mình.
Tham khảo: