Mục lục bài viết
Để phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc lựa chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp có ảnh hưởng rất lớn. Lựa chọn đúng ngay từ đầu sẽ giúp cho doanh nghiệp có được những định hướng hoạt động và quản lý đúng cách. Trong bài viết này, Yesoffice.com.vn đã tổng hợp những thông tin cần biết về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời đưa ra lưu ý cho doanh nghiệp để lựa chọn tốt nhất loại hình cho mình.
Đặc điểm các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam là những hình thức kinh doanh khác nhau mà cá nhân, tổ chức lựa chọn để hoạt động kinh doanh theo những mục tiêu nhất định mà doanh nghiệp hướng tới. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ mang những đặc điểm, cách thức hoạt động và phương hướng phát triển khác nhau. Dưới đây là 5 loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam.Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là hình thức kinh doanh có quy mô nhỏ, dễ quản lý nên thường được nhiều cá nhân lựa chọn cho kinh doanh nhỏ. Quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm sau:- Là một tổ chức kinh doanh không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với mọi hoạt động kinh doanh.
- Chủ doanh nghiệp là một cá nhân và tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong hoạt động kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của mình.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành các loại hình chứng khoán và niêm yết trên sàn chứng khoán.
- Một cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân và không được vừa làm chủ doanh nghiệp vừa làm chủ hộ kinh doanh hoặc làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Chủ doanh nghiệp không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần của các công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
- Doanh nghiệp không bị hạn chế số lượng nhân viên và địa điểm hoạt động kinh doanh.
Công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên là hình thức kinh doanh khá phổ biến hiện nay. Theo quy định tại Điều 74 của Luật Doanh nghiệp 2020, có những đặc điểm như sau:- Là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, tính từ thời điểm nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Chủ sở hữu là một tổ chức hoặc một cá nhân, có trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi quy định theo điều lệ công ty.
- Công ty được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn, nhưng không có chức năng phát hành cổ phần.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 nêu rõ đặc điểm của công ty TNHH từ hai thành viên trở lên như sau:- Là tổ chức có tư cách pháp nhân, tính từ thời điểm nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Thành viên của doanh nghiệp là tổ chức, cá nhân, số lượng giới hạn từ 2 đến 50 thành viên.
- Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn góp của mình theo quy định.
- Công ty được phép phát hành trái phiếu, nhưng không có chức năng phát hành cổ phần.
- Vốn điều lệ được các thành viên đóng góp theo cam kết và nếu góp vốn bằng tài sản cố định thì cần chuyển quyền sở hữu tài sản sang công ty.
Công ty hợp danh
Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định đặc điểm của công ty hợp danh cụ thể như sau:- Là tổ chức có tư cách pháp nhân, tính từ thời điểm nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Số lượng chủ sở hữu chung (hay còn gọi là thành viên hợp danh) của công ty phải ít nhất là 2 thành viên. Thành viên công ty ngoài thành viên hợp danh còn có thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh của công ty không được phép làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác theo quy định.
- Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm cho hoạt động công ty bằng toàn bộ tài sản của mình, còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trên tỷ lệ phần vốn góp với công ty.
- Công ty không được phép phát hành các loại chứng khoán hay niêm yết trên sàn chứng khoán.
Công ty cổ phần
Đặc điểm của công ty cổ phần được quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:- Là tổ chức có tư cách pháp nhân, tính từ thời điểm nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Cổ đông là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng cổ đông công ty không giới hạn nhưng ít nhất phát 3 cổ đông.
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần có tỷ lệ bằng nhau gọi là cổ phần.
- Cổ đông có trách nhiệm trong phạm vi cổ phần của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.
- Cổ đông có quyền chuyển nhượng số lượng cổ phần của mình cho cá nhân, tổ chức cổ đông khác theo quy định.
- Công ty được quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác để tăng vốn điều lệ.
Loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam
Phù hợp với tình hình kinh tế thị trường, tại Việt Nam hiện nay có 2 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất là Công ty cổ phần và công ty TNHH. Đặc biệt là công ty TNHH một thành viên khi chiếm hơn 60% số lượng doanh nghiệp hoạt động tại thời điểm thống kê tháng 3/2022 của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư. Có 2 lý do chính khiến hai loại hình doanh nghiệp này phổ biến là:- Đối với nghĩa vụ của chủ sở hữu và cổ đông: chỉ cần chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phần vốn góp của mình, không cần chịu bằng toàn bộ tài sản của mình.
- Công ty có thể huy động vốn bằng nhiều hình thức như phát hành cổ phiếu hoặc cổ phần (đối với công ty cổ phần).
Để lại bình luận