Quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh theo quy định của Pháp luật mới nhất
Thành quả của nền kinh tế ngày càng phát triển hiện nay là nhờ vào sự đóng góp của nhiều hình thức doanh nghiệp lớn cũng như quy mô kinh doanh hộ gia đình. Mặc dù chỉ là mô hình kinh doanh đơn giản nhưng hộ kinh doanh cá thể đang là hình thức được nhiều cá nhân, gia đình lựa chọn để phát triển và đem lại nguồn thu nhập tốt cho bản thân. Tuy nhiên, để hiểu và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh theo quy định của Pháp luật thì mỗi chúng ta cần tìm hiểu kỹ càng hơn. Với bài viết dưới đây, Yesoffice.com.vn sẽ cùng quý bạn đọc điểm qua những thông tin về hộ kinh doanh cá thể để có cái nhìn tổng thể hơn về mô hình kinh doanh này nhé!
Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể
Hình thức kinh doanh hộ cá thể khá phổ biến trong nền kinh tế hiện nay vì tính đơn giản trong mô hình, ít rủi ro cho người kinh doanh và dễ tiếp cận thực hiện.
Khái niệm hộ kinh doanh
Theo Nghị định 01/2021.NĐ-CP, khái niệm về hộ kinh doanh được hiểu là hình thức kinh doanh do một cá nhân, nhóm người hoặc hộ gia đình đứng ra đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của mình. Sau khi hoàn thành đăng ký kinh doanh hộ cá thể, đơn vị sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký.
Chủ hộ kinh doanh là cá nhân hoặc người được các thành viên trong hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh. Hộ gia đình làm trong các ngành như nông, lâm, ngư nghiệp, làm dịch vụ, hoặc kinh doanh nhỏ lẻ có mức thu nhập thấp được quy định theo từng địa phương thì không cần đăng ký hộ kinh doanh.
Đặc điểm hộ kinh doanh
- Hộ kinh doanh là do một cá nhân, một nhóm người hoặc hộ gia đình đứng ra đăng ký thành lập và làm chủ, nên hộ kinh doanh có thể thuộc sở hữu của một cá nhân hoặc của nhiều chủ.
- Hộ kinh doanh có mô hình nhỏ với 1 địa điểm kinh doanh và tối đa 10 nhân viên.
- Chủ hộ kinh doanh (gồm cá nhân, nhóm người hoặc hộ gia đình) phải chịu không giới hạn trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh bằng tài sản của mình.
- Hoạt động hộ kinh doanh không có con dấu, không có tư cách pháp nhân, không hoạt động theo điều lệ.
- Hộ kinh doanh có thu nhập chính là từ các hoạt động kinh doanh thường xuyên.
Xem thêm:
Quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh
Hoạt động của hộ kinh doanh cần phải tuân theo quy định của Pháp luật. Hộ kinh doanh có các quyền và nghĩa vụ hợp pháp như sau:
Quyền của hộ kinh doanh
- Hộ kinh doanh có quyền tự do lựa chọn hoạt động kinh doanh trong các ngành, nghề được phép theo quy định;
- Hộ kinh doanh có quyền chủ động tìm kiếm địa điểm kinh doanh, đối tượng khách hàng và thị trường hoạt động kinh doanh.
- Tuyển dụng lao động theo mục đích kinh doanh, đáp ứng yêu cầu về số lượng nhân viên được quy định.
- Được chủ động áp dụng phương án kinh doanh, công nghệ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả.
- Được thực hiện các quyền về khiếu nại, tố cáo theo quy định.
- Được quyền tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh khi không còn nhu cầu.
Nghĩa vụ của hộ kinh doanh
- Hộ kinh doanh không được phép hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề bị cấm quy định.
- Thực hiện đầy đủ các điều kiện kinh doanh được phù hợp với ngành nghề.
- Có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ tài chính và thuế.
- Hộ kinh doanh cam kết đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người lao động.
- Có trách nhiệm về hàng hóa, chất lượng sản phẩm đối với thị trường theo tiêu chuẩn đã công bố trước đó.
- Thực hiện công khai rõ ràng các thông tin liên quan về hộ kinh doanh.
- Thực hiện theo đúng quy định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội,… của Pháp luật.
- Hiểu rõ và thực hiện tốt đạo đức kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng.
Quy định về đăng ký hộ kinh doanh
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh được quy định đầy đủ trong Điều 87 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo quy định;
- Giấy tờ pháp lý của chủ hộ kinh doanh như giấy tờ tùy thân của cá nhân hoặc của các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp của các thành viên về quyết định thành lập hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền người làm chủ hộ kinh doanh của các thành viên hộ kinh doanh.
Địa điểm và thời gian nộp hồ sơ
Hộ kinh doanh có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận hành chính công cấp huyện nơi hoặc đăng ký trực tuyến trên trang web Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến.
Sau khi tiếp nhận hợp lệ, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh sẽ được giải quyết trong vòng 3 ngày làm việc và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời gian 3 ngày làm việc hộ kinh doanh sẽ nhận được thông báo và yêu cầu bổ sung hồ sơ theo quy định.
Lời kết
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh hiện nay đã trở nên đơn giản, dễ thành lập hơn nhưng cá nhân, hộ kinh doanh vẫn cần thực hiện theo đúng yêu cầu Pháp luật quy định và đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ hợp pháp của hộ kinh doanh. Việc nắm rõ quyền và nghĩa vụ của hô kinh doanh sẽ giúp cho các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu phát triển ngành nghề kinh doanh ưa thích được tiến hành thuận lợi hơn. Yesoffice.com.vn mong rằng bài viết trên đã khái quát được những thông tin hữu ích về quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh mới nhất cho quý khách hàng.
Xem thêm: