cách bảng viết kế hoạch kinh doanh chi tiết từ A – Z
Xây dựng kế hoạch kinh doanh là công đoạn quan trọng nhất của các doanh nhân khi bắt đầu khởi nghiệp. Đây có thể coi là kim chỉ nam xuyên suốt quá trình doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Với tầm quan trọng như vậy, cách bảng viết kế hoạch kinh doanh thế nào để đạt được hiệu quả mong muốn? Chúng tôi sẽ đưa ra các gợi ý cụ thể nhằm giúp các bạn có thể xây dựng một bảng kế hoạch chi tiết và hợp lý nhất.
Cách viết bảng kế hoạch kinh doanh tổng quát
Lập bảng kế hoạch kinh doanh là công việc quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào
Mô tả khái quát đặc điểm của doanh nghiệp
Đây là bước đầu rất quan trọng trong cách viết bảng kế hoạch kinh doanh. Ở phần này, chúng ta nên đưa ra những mô tả ngắn gọn liên quan doanh nghiệp như:
- Lịch sử hình thành: Doanh nghiệp được thành lập vào thời điểm nào? Sứ mệnh của doanh nghiệp là gì?
- Loại hình kinh doanh: Doanh nghiệp hoạt động theo mô hình gì, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên hay công ty cổ phần?
- Quy mô hoạt động lớn hay nhỏ, cơ sở vật chất như thế nào?
…
Tất cả những chi tiết trên đều là cơ sở xác định bảng kế hoạch kinh doanh sẽ được lập như thế nào để cho phù hợp với phạm vi hoạt động, loại hình kinh doanh, quy mô, mục tiêu của doanh nghiệp.
Cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ
Sản phẩm hay dịch vụ chính là đối tượng kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một đối tượng hướng đến nhằm thu lợi nhuận từ đối tượng ấy. Doanh nghiệp sẽ phải mô tả qua về sản phẩm hay dịch vụ mà mình kinh doanh nhằm khoanh vùng phạm vi.
Ví dụ: một doanh nghiệp buôn bán giày Việt Nam xuất khẩu sẽ cần nêu ra một số đặc điểm, tính chất của các mặt hàng giày Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm:
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh
Mặt hàng mà các doanh nghiệp đã, đang hoặc sẽ kinh doanh có nhiều đối thủ cạnh tranh hay hướng đến không? Nếu quyết tâm theo đuổi việc buôn bán mặt hàng ấy liệu doanh nghiệp có vượt qua được các đối thủ đang rất thành công trên thị trường? Việc tìm hiểu đối thủ của mình sẽ giúp các doanh nghiệp phát hiện ra điểm yếu, điểm mạnh, sự tương đồng cũng như điểm khác biệt để rút kinh nghiệm cho chính doanh nghiệp của mình. Việc theo sát đối thủ mạnh hơn mình cũng giúp doanh nghiệp bắt nhịp được thị trường với những biến đổi không ngừng.
Nghiên cứu đối tượng khách hàng
Phân loại khách hàng để đưa sản phẩm, dịch vụ tiếp cận một cách tối đa
Doanh nghiệp có tồn tại được hay không là nhờ vào lượng khách hàng tiêu thụ sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đó. Chính bởi vậy, trong bảng kế hoạch kinh doanh cần vạch ra những đối tượng khách hàng tiềm năng từ các độ tuổi khác nhau, tránh những đối tượng khách hàng không liên quan và ít khả năng tìm đến sản phẩm/ dịch vụ của mình.
Ví dụ: đối tượng khách hàng cho mặt hàng bột ăn dặm là trẻ em từ độ 3-5 tháng tuổi.
Xây dựng kế hoạch chi tiết
Xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn
Các doanh nghiệp thường chia mục tiêu của mình thành 2 loại: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu dài hạn kéo dài trên 1 năm, khá ổn định và thường là mục tiêu trong các lĩnh vực lợi nhuận (ví dụ: doanh nghiệp có mục tiêu đạt lợi nhuận 35%/năm), phát triển việc làm,… Ngược lại, mục tiêu ngắn hạn là loại mục tiêu kéo dài từ 1 năm trở xuống và thường được lập một cách cụ thể.
Cần lưu ý, bất kỳ loại mục tiêu nào cũng cần đáp ứng 5 tiêu chí:
- Cụ thể: mục tiêu càng rõ ràng, chi tiết sẽ càng dễ đạt được kết quả tốt.
- Đo lường được: chỉ số, lợi nhuận, doanh thu,… là những đầu mục gắn với số liệu cần được cụ thể hoá trong mục tiêu.
- Khả thi: khi đặt ra mục tiêu phải cân nhắc đến tính khả thi, có nghĩa là mục tiêu ấy doanh nghiệp có khả năng thực hiện được hay không.
- Gắn với thực tế: mục tiêu muốn thực hiện được thì trước hết không thể xa rời thực tế, phải bám sát thị trường.
- Có thời hạn rõ ràng: thời hạn đặt ra sẽ tạo giới hạn và động lực thúc đẩy doanh nghiệp phải thực hiện được mục tiêu trong thời hạn đó.
>> Đọc ngay:
Xây dựng kế hoạch tài chính
Cách viết bảng kế hoạch kinh doanh không thể không có đầu mục này. Tại đây, cần ghi ra nguồn tài chính nào dùng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh (vốn chủ sở hữu, vốn vay,..) và được dùng như thế nào.
Xây dựng chiến lược Marketing
Marketing – công cụ hữu hiệu đưa khách hàng đến với doanh nghiệp
Marketing có thể nói là phương tiện hữu hiệu nhất để sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đến được với khách hàng. Dù sản phẩm của bạn có tuyệt vời đến đâu mà không có ai biết đến doanh nghiệp của bạn thì tất cả đều là vô nghĩa. Chính vì vậy, cần một chiến lược marketing thật tốt: phân loại khách hàng, chọn khách hàng mục tiêu, gây ấn tượng về thương hiệu trong lòng khách hàng.
Đến với Yes Office, chúng tôi có đội ngũ marketing chuyên nghiệp thường trực sẵn ở văn phòng công ty có thể hỗ trợ định hướng các chiến lược marketing giúp doanh nghiệp của bạn phát triển hơn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, Yes Office tin rằng sẽ giúp cho bạn tối ưu chi phí một cách hiệu quả nhất.
Xây dựng đội ngũ quản lý
Lên kế hoạch kiểm soát hoạt động của đội ngũ quản lý, nhân viên các bộ phận nhằm xây dựng một bộ máy chặt chẽ, không có lỗ hổng cho sự gian lận, luồn lách, bỏ qua sai phạm. Phân công công việc rõ ràng, không để tình trạng bất công, làm sai chức năng, nhiệm vụ. Một bộ máy quản lý tốt sẽ cho ra những kết quả tốt.
Đối với những công ty mới thành lập hay Star-up, bạn chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc quản lý, xây dựng đội ngũ điều hành các mảng như nhân sự, kế toán, marketing… Thì khi thuê dịch vụ văn phòng tại Yes Office, bạn sẽ được tư vấn miễn phí về cách xây dựng hệ thống quản lý cũng như cách điều hành công ty giúp cho hoạt động kinh doanh phát triển hơn.
Lời kết
Trên đây là các cách viết bảng kế hoạch kinh doanh hiệu quả, chuyên nghiệp và dễ thực hiện dành cho các doanh nghiệp tham khảo. Sau khi lập được bảng kế hoạch hoàn hảo, hãy bắt tay vào hành động nhé!
Yesoffice mong rằng những kiến thức hữu ích mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp mọi người có thêm thông tin khi tìm hiểu. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng bình luận phía dưới để được hỗ trợ.
Ngoài ra nếu bạn muốn thành lập một công ty thì bạn cần những bước chuẩn bị sau:
- Bạn làm thủ tục đăng ký thành lập công ty với Sở Kế Hoạch Đầu Tư.
- Bạn cần một địa chỉ để đăng ký làm trụ sở công ty. Đây phải là địa chỉ nhà riêng hoặc văn phòng ảo, không thể dùng địa chỉ chung cư.
- Sau khi thành lập công ty, bạn cần khai báo thuế định kỳ với tổng cục thuế (hàng quý), cho dù công ty bạn có phát sinh doanh thu hay không.
- Bạn cần đầu tư marketing, để tìm khách hàng mới và phát triển doanh nghiệp bền vững. Bạn cần một bộ nhận diện thương hiệu (tên gọi, logo, màu sắc, biểu tượng, slogan..) và các giải pháp digital marketing hỗ trợ (lập website, chạy quảng cáo Google, Facebook, SEO, đầu tư Content Marketing, Email Marketing….).
Dịch vụ văn phòng ảo Yes Office luôn đồng hành cùng bạn để giải quyết những vấn đề trên.
- Khi làm thủ tục đăng ký thành lập công ty, Yes Office giúp bạn hoàn thành các thủ tục Nhà nước rườm rà phức tạp. Bạn chỉ cần đóng cho chúng tôi đúng số tiền làm lệ phí đăng ký doanh nghiệp với Tổng Cục Thuế (có hóa đơn đỏ của Cục Thuế nếu bạn cần đối chiếu). Còn phí dịch vụ, chúng tôi xin tặng bạn.
- Bạn không cần phải thuê mặt bằng lớn, mà chỉ cần thuê văn phòng ảo để thành lập công ty. Chi phí thuê văn phòng ảo rất hợp lý (chỉ từ 530.000 đồng / tháng). Văn phòng Yes Office nằm ở vị trí đắc địa, ngay đường hoa Nguyễn Huệ quận 1, với địa chỉ 68 là con số hợp phong thủy.
- Yes Office luôn có những chuyên viên thuế nhiều năm kinh nghiệm để tư vấn MIỄN PHÍ cho công ty non trẻ của bạn. Khi bạn thuê văn phòng ảo tại Yes Office đồng thời sử dụng luôn dịch vụ thuế của chúng tôi, mọi quy trình khai báo thuế lại càng thuận lợi.
- Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thiết kế website chuẩn SEO, xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu, đồng thời triển khai các hoạt động digital marketing hiệu quả qua các kênh Google, Facebook, đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho các doanh nghiệp.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua hotline: 0942 688 339.