Có mấy loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay?
Tìm hiểu có mấy loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam được khá nhiều người quan tâm hiện nay. Nếu cũng đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp nên muốn hiểu rõ hơn về từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. Vậy thì hãy đi vào phần phân tích của bài viết ngay dưới đây nhất định bạn sẽ hiểu rõ. Và qua đó có được sự chọn lựa sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Có mấy loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay?
Dựa theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì Việt Nam ta hiện tại có 5 loại hình doanh nghiệp đó là:
- Loại hình 1: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên hay thường được viết tắt là Công ty TNHH một thành viên.
- Loại hình 2: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hay được gọi tắt là Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
- Loại hình 3: Công ty cổ phần hay được gọi tắt là Công ty CP.
- Loại hình 4: Công ty hợp danh.
- Loại hình 5: Doanh nghiệp tư nhân.
Lưu ý ngoài 5 loại hình doanh nghiệp này, thì với những loại hình như Hộ kinh doanh hay hợp tác xã… Thì đây không phải là các loại hình doanh nghiệp, do vậy khi được hỏi có mấy loại hình doanh nghiệp chúng ta cần lưu ý.
Xem thêm:
Phân tích các loại hình doanh nghiệp cụ thể
Sau khi đã biết được có mấy loại hình doanh nghiệp, chúng ta đi vào phân tích về từng loại hình này. Để từ đó nắm rõ và có được chọn lựa cho phù hợp với nhu cầu kinh doanh của đơn vị mình.
1. Công ty TNHH một thành viên
Đây chính là loại hình do một người hoặc là một tổ chức duy nhất làm chủ. Khi đó chủ sở hữu bắt buộc cần chịu trách nhiệm trước các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, đúng theo phạm vi vốn điều lệ của công ty. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty TNHH một thành viên sẽ có tư cách pháp nhân. Lưu ý loại hình công ty này sẽ không được quyền phát hành cổ phần.
Ưu điểm của loại hình này đó là chủ sở hữu công ty được quyền quyết định toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng những nghĩa vụ tài chính, khoản nợ công ty, chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm với phạm vi vốn điều lệ mà thôi.
2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Đây chính là loại hình doanh nghiệp mà trong đó chủ sở hữu có thể là tổ chức hay cá nhân với số lượng thành viên tối thiểu là hai nhưng không được vượt quá con số năm mươi. Các thành viên sẽ chịu trách nhiệm liên quan các khoản nợ và cả nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp ở phạm vi vốn góp vào doanh nghiệp.
Chú ý phần vốn góp của thành viên khi ấy chỉ được chuyển nhượng dựa vào quy định của các Điều 51, 52 và 53 Luật Doanh nghiệp 2020. Công ty sẽ có tư cách pháp nhân bắt đầu từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Loại hình công ty này cũng không được quyền phát hành cổ phần.
Ưu điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên đó là có tư cách pháp nhân. Đồng thời những nghĩa vụ tài chính và khoản nợ của công ty, các thành viên tham gia góp vốn chịu trách nhiệm ở phạm vi góp vốn. Với số lượng thành viên lớn tạo sự linh động khi huy động vốn cũng như thêm thành viên.
3. Công ty Cổ phần
Đây chính là doanh nghiệp mà Vốn điều lệ công ty sẽ được chia với nhiều phần bằng nhau, đó là cổ phần. Cổ đông công ty có thể là tổ chức hay cá nhân, tối thiểu là 3 người và không hạn chế về số lượng sở hữu cổ phần. Cổ đông có nhiệm vụ về khoản nợ cùng nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp vào công ty.
Đồng thời cổ đông cũng có được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình sang người khác. Trừ trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng ở 3 năm đầu tiên với cổ đông sáng lập. Công ty có tư cách pháp nhân vào ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Loại hình công ty này có ưu điểm là được quyền phát hành cổ phần nhằm huy động vốn.
4. Công ty Hợp danh
Cần có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung công ty và cùng nhau kinh doanh dưới một tên. Bên cạnh đó công ty còn có thể được thêm thành viên góp vốn. Lưu ý rằng thành viên hợp danh cần là cá nhân và chịu trách nhiệm bởi toàn bộ tài sản của mình về những nghĩa vụ của công ty.
Lưu ý thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm liên quan những khoản nợ công ty ở phạm vi vốn góp vào công ty. Từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty có tư cách pháp nhân. Loại hình công ty hợp danh cũng không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào.
Ưu điểm của loại hình này chính là tài sản công ty hoàn toàn có sự tách bạch cùng tài sản cá nhân thành viên trong công ty.
5. Doanh nghiệp tư nhân
Cuối cùng đây chính là loại hình do một cá nhân làm chủ, cá nhân đó tự chịu trách nhiệm bởi toàn bộ tài sản của mình liên quan mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng cũng không được quyền phát hành bất cứ một loại chứng khoán nào. Mỗi một cá nhân cũng chỉ được thành lập một một doanh nghiệp tư nhân mà thôi.
Chủ của doanh nghiệp tư nhân sẽ không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh và là thành viên của công ty hợp danh. Ngoài ra DN tư nhân cũng không được góp vốn để thành lập hay mua cổ phần, phần vốn góp với công ty hợp danh hoặc là công ty TNHH, công ty cổ phần.
Ưu điểm của loại hình này chính là chủ doanh nghiệp sẽ được toàn quyền chủ động quyết định tất cả các vấn đề của doanh nghiệp.
Chúng ta vừa phân tích có mấy loại hình doanh nghiệp và đặc điểm từng loại hình này. Nhớ cập nhật, theo dõi thêm các bài viết khác của chúng tôi mỗi ngày để được cập nhật thêm một số thông tin quan trọng liên quan khác nhé.
Có thể bạn quan tâm: