Quy định về hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mới nhất
Để đáp ứng với nhu cầu phát triển của thị trường, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn thay đổi loại hình kinh doanh để phù hợp với định hướng mới, giúp cho việc mở rộng quy mô kinh doanh tốt hơn. Tuy nhiên, còn khá nhiều vướng mắc về hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cũng như trình tự thực hiện, làm sao để việc chuyển đổi được tiến hành suôn sẻ, thuận lợi nhất. Yesoffice.com.vn sẽ cùng tìm hiểu với quý độc giả về những quy định mới nhất cho vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Theo quy định, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được quyền chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Cơ sở pháp lý
Bài viết được tham khảo từ các nguồn cơ sở pháp lý dưới đây để có được thông tin chính xác nhất cho quý bạn đọc.
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì?
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được hiểu là một hình thức cơ cấu lại doanh nghiệp, các hoạt động kinh doanh của công ty cũ sẽ tiếp tục dưới một hình thức pháp lý khác, để phù hợp với định hướng phát triển mới của doanh nghiệp đó. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp vẫn kế thừa các quyền và lợi ích hợp pháp trước đó, nhưng không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp được hình thành trước khi chuyển đổi.
Đặc điểm chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Về cơ bản, việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là hoạt động mang tính thủ tục pháp lý là chính, những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn tiếp tục được thực hiện như trước đó.
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thường mang những đặc điểm dưới đây:
- Quyền quyết định chuyển đổi: Quyền này thường được quyết định bởi chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc do những người có quyền quyết định cao nhất.
- Lý do chuyển đổi: Thông thường việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sẽ xuất phát từ quyết định tự nguyện của người quyết định theo định hướng phát triển mới của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nguy cơ giải thể như số lượng người lao động dưới mức tối thiểu, những doanh nghiệp không muốn giải thể, công ty sẽ bắt buộc phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mới.
- Kết quả sau chuyển đổi: Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục pháp lý sẽ được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kèm theo những quy định theo loại hình đã chuyển đổi. Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp có sự thay đổi về thành viên hoặc cổ đông mới trong công ty có thể sẽ ảnh hưởng đến chủ sở hữu doanh nghiệp và những chính sách hoạt động khác của công ty.
Các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các nghị định hướng dẫn chuyển đổi loại hình, doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi với các hình thức như sau:
- Doanh nghiệp tư nhân chuyển sang công ty TNHH.
- Công ty cổ phần chuyển sang công ty TNHH.
- Công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên chuyển sang công ty TNHH một thành viên.
- Công ty TNHH chuyển sang công ty cổ phần.
- Công ty TNHH 1 thành viên sang công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chỉ được thực hiện theo trình tự từ doanh nghiệp tư nhân lên công ty TNHH, từ công ty TNHH lên công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân không được phép chuyển đổi trực tiếp thành công ty cổ phần.
Xem thêm:
Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Sau khi quyết định chuyển đổi loại hình, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thay đổi loại hình doanh nghiệp tại phòng Đăng ký kinh doanh quản lý trực tiếp. Đồng thời doanh nghiệp cần thay đổi những tài liệu liên quan và con dấu, mã số thuế để việc chuyển đổi loại hình này được thống nhất.
Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp gồm có:
- Giấy đề nghị thay đổi loại hình doanh nghiệp theo mẫu quy định;
- Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp thống nhất về việc chuyển đổi;
- Điều lệ dự thảo mới cho hoạt động của công ty chuyển đổi;
- Danh sách các thành viên của công ty chuyển đổi (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần);
- Hợp đồng chuyển nhượng (ngoại trừ trường hợp chuyển đổi từ DNTN sang công ty TNHH);
- Giấy tờ pháp lý của chủ doanh nghiệp;
- Các giấy tờ khác nếu được yêu cầu theo từng trường hợp chuyển đổi.
Trình tự chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Để thực hiện việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp một cách thuận lợi nhất, doanh nghiệp cần nắm rõ trình tự thực hiện.
- Bước 1: Tìm hiểu và lựa chọn loại hình doanh nghiệp muốn chuyển đổi xem có phù hợp với quy định không.
- Bước 2: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký chuyển đổi loại hình tương ứng với các trường hợp chuyển đổi của mình.
- Bước 3: Doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ đăng ký chuyển đổi bằng cách: Truy cập trang web https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/ của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để nộp hồ sơ trực tuyến.
Sau đó, doanh nghiệp chờ kết quả trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, sẽ có thông báo cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu, sau đó, doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ đã hoàn thiện lại như ban đầu.
Lời kết
Hiện tại việc thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định Pháp luật đã không còn quá khó khăn khi doanh nghiệp nắm rõ được những thông tin về hồ sơ chuyển đổi cũng như thủ tục thực hiện. Mọi sự chuẩn bị tốt về hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và kiến thức đều đem lại hiệu quả tốt hơn cho định hướng kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng với bài viết trên, Yesoffice.com.vn có thể giúp quý khách hàng có được những thông tin hữu ích và hiểu rõ hơn những quy định pháp lý cho việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm: