fbpx
đăng ký thêm địa điểm kinh doanh
02/09/2022

Đăng ký thêm địa điểm kinh doanh cần thực hiện thủ tục thế nào?

Khi doanh nghiệp của bạn có nhu cầu muốn mở thêm địa điểm kinh doanh mới, thì doanh nghiệp cần phải tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền để tiến hành thủ tục đăng ký thêm địa điểm kinh doanh. Vậy thủ tục này thực hiện như thế nào?

Địa điểm kinh doanh là gì?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, tuy nhiên nó không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Căn cứ Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP thì địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập hoặc bổ sung địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập hoặc bổ sung địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Như vậy, từ ngày 10/10/2018 Nghị định 108/2018/NĐ-CP có hiệu lực thì đã bãi bỏ việc doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Hiện nay doanh nghiệp hoàn toàn có thể lập địa điểm kinh doanh ở trong hoặc ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính, mà không phải làm thủ tục lập chi nhánh trước rồi mới đăng ký thêm địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh nếu khác tỉnh với trụ sở chính như trước đây.

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể

Tại sao phải đăng ký thêm địa điểm kinh doanh?

Địa điểm kinh doanh là một trong số những loại hình kinh doanh ngoài trụ sở chính, doanh nghiệp nên thành lập hoặc đăng ký thêm địa điểm kinh doanh trong các trường hợp sau:

  • Doanh nghiệp muốn mở rộng địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính nhưng trong cùng hoặc khác tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
  • Doanh nghiệp muốn thành lập một đơn vị kinh doanh với hồ sơ không phức tạp, thủ tục đơn giản và thời gian nhanh chóng.
  • Muốn mở rộng phạm vi kinh doanh nhưng không muốn phát sinh thêm các thủ tục kê khai thuế phức tạp.

Xem thêm:

Đăng ký thêm địa điểm kinh doanh cần chuẩn bị những gì?

Để thực hiện đăng ký thêm địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Thông báo của hội đồng thành viên về việc đăng ký thêm địa điểm kinh doanh.
  • Biên bản của hội đồng thành viên về việc đăng ký thêm địa điểm kinh doanh.
  • Quyết định về việc đăng ký thêm địa điểm kinh doanh.
  • Thông báo lập sổ (nếu có).

Trong trường hợp địa điểm kinh doanh đăng ký thêm của doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì sẽ có thêm một số giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với địa điểm kinh doanh đăng ký thêm của doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư.
  • Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh do cơ quan đăng ký đầu tư cấp (Bản sao).
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế (Bản sao).
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với địa điểm kinh doanh đăng ký thêm của doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư.

Thủ tục thực hiện đăng ký thêm địa điểm kinh doanh

Căn cứ theo Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp đăng ký thêm địa điểm kinh doanh thì phải tiến hành thủ tục thông báo. Thủ tục đăng ký cụ thể được quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định này. Theo đó, doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thông báo

Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ thông báo đăng ký thêm địa điểm kinh doanh
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ thông báo đăng ký thêm địa điểm kinh doanh

Hồ sơ thông báo đăng ký thêm địa điểm kinh doanh gồm:

  1. Mã số doanh nghiệp.
  2. Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở).
  3. Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh.
  4. Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh.
  5. Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc căn cước công dân hợp pháp khác của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
  6. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định lập hoặc bổ sung địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Trường hợp doanh nghiệp bạn lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh

Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh trong 03 ngày làm việc
Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh trong 03 ngày làm việc

Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thêm địa điểm kinh doanh hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về đăng ký thêm địa điểm kinh doanh thì cần thực hiện thủ tục gì? Chúng tôi hy vọng rằng quý độc giả có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Xem thêm:

Ông Việt Phạm tốt nghiệp trường đại học Kinh Tế TP. HCM, tại đây ông học chuyên ngành quản trị kinh doanh và tốt nghiệp năm 2014. Từ năm 2015, ông tham gia vào thị trường văn phòng và hợp tác với nhiều tòa nhà . Với kinh nghiệm hơn 5 năm trong ngành văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ và văn phòng dịch vụ. Tiếp nối thành công và với vốn kinh nghiệm tích lũy, đến năm 2020 ông trở thành giám đốc kinh doanh cho công ty cổ phần Yes Office bên mảng dịch vụ cho thuê văn phòng tại TP HCM. Dù bắt đầu hoạt động ở thời điểm bùng phát dịch COVID-19, nhưng Yes Office đang dần khẳng định vị thế trên trị trường và chinh phục hơn 900 doanh nghiệp đang tin dùng dịch vụ.
ƯU ĐÃI THÁNG 03/2023
THÀNH LẬP DN MIỄN PHÍ

    Trả lời câu hỏi để gửi form *

    Chuyên viên pháp lý tư vấn trực tiếp. Tặng ngay gói pháp lý trị giá 1.800.000đ