fbpx
Đầu tư vào công ty liên kết
18/08/2022

Đầu tư vào công ty liên kết và những điều nên biết

Nền kinh tế thị trường phát triển kéo theo rất nhiều sự thay đổi của doanh nghiệp. Một mô hình kinh doanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay là công ty liên kết, vì hình thức hoạt động này đã đem lại nhiều hiệu quả tốt cho doanh nghiệp. Dưới đây, Yesoffice.com.vn sẽ đề cập đến một số thông tin về đầu tư vào công ty liên kết để quý bạn đọc có được những hiểu biết chung về loại hình đầu tư này.

Hiểu gì về đầu tư vào công ty liên kết?

Để có được định hướng đầu tư tốt, trước tiên doanh nghiệp cần hiểu được những khái niệm đơn giản về mô hình đầu tư vào công ty liên kết.

Khái niệm công ty liên kết 

Công ty liên kết là từ dịch ra từ cụm từ Affiliated Company trong tiếng Anh. Đây là hình thức góp vốn giữa các doanh nghiệp nhằm mục đích đem lại hiệu quả tốt hơn về nguồn vốn, chi phí cho doanh nghiệp. Về cơ bản, công ty liên kết phải được thành lập bởi ít nhất hai chủ thể kinh tế thông qua hình thức nắm giữ tỷ lệ góp vốn ít hơn 50% nhằm mục đích phát sinh lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp..

Công ty liên kết thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật kế toán hiện hành về thực hiện công tác kế toán bao gồm kế toán doanh thu, chi phí, và các thu nhập khác của doanh nghiệp theo cam kết trong hợp đồng liên kết này. 

Đầu tư vào công ty liên kết là gì?

Đầu tư vào công ty liên kết là khoản đầu tư mà doanh nghiệp đầu tư có quyền nắm giữ vốn chủ sở hữu hay quyền biểu quyết từ 20% đến ít hơn 50% của bên nhận đầu tư theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp mà không có thêm thỏa thuận khác. 

Mỗi nhà đầu tư công ty liên kết chỉ có quyền nắm giữ vốn chủ sở hữu từ 20% đến dưới 50%
Mỗi nhà đầu tư công ty liên kết chỉ có quyền nắm giữ vốn chủ sở hữu từ 20% đến dưới 50%

Đặc điểm nổi bật của công ty liên kết

Trong một số trường hợp, nhiều người đang bị hiểu lầm giữa việc đầu tư vào công ty liên kết và công ty con. Sự khác biệt của 2 hình thức đầu tư này chủ yếu là ở quyền nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp đầu tư.

Điểm khác biệt giữa công ty liên kết và công ty con

  • Công ty mẹ khi đầu tư vào công ty con sẽ sở hữu trên 50% vốn điều lệ và quyền biểu quyết. Do đó, công ty mẹ được quyền kiểm soát đối với hoạt động của công ty con. 
  • Các khoản tài chính của công ty con có thể liên quan đến báo cáo tài chính của công ty mẹ.
  • Cổ đông đa số của công ty mẹ có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động biểu quyết về các quyết định tính chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp.

Xem thêm:

Ưu thế khi đầu tư công ty liên kết

Công ty liên kết là mô hình hợp tác giữa các công ty đầu tư trong thỏa thuận chung để đem lại lợi nhuận tốt nhất cho hoạt động kinh doanh, phần lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Các công ty đầu tư chỉ có quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp mà công ty đang sở hữu.

Do đó, khi đầu tư vào công ty liên kết sẽ có những ưu thế như sau:

  • Khi tham gia đầu tư công ty liên kết, các hoạt động liên quan đến hợp đồng hợp tác, điều lệ công ty, tỷ lệ góp vốn, và các văn bản thực hiện góp vốn đều được các bên thỏa thuận và cam kết cùng thực hiện.
  • Các bên đầu tư tham gia vào công ty liên kết đều có tỷ lệ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ nên không công ty nào có quyền chi phối và kiểm soát toàn bộ hoạt động của công ty.
  • Hoạt động của công ty liên kết đều được thông qua sự thỏa thuận, thống nhất của các thành viên tham gia mối quan hệ liên kết để đem tới hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho các bên.
Đầu tư liên kết là mô hình hợp tác giữa các công ty đầu tư không chi phối nhau
Đầu tư liên kết là mô hình hợp tác giữa các công ty đầu tư không chi phối nhau

Phương pháp kế toán đầu tư vào công ty liên kết

Chuẩn mực kế toán số 7 được quy định trong Quyết định 234/2003/QĐ-BTC về các phương pháp kế toán áp dụng cho khoản đầu tư vào công ty liên kết. Hiện nay, có 2 phương pháp thường được áp dụng là phương pháp giá gốc và phương pháp vốn chủ sở hữu. 

Phương pháp giá gốc

Phương pháp giá gốc là phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, không được điều chỉnh những thay đổi của phần sở hữu của bên đầu tư sau này. Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của bên đầu tư, chỉ hạch toán khoản thu nhập là phần lợi nhuận được chia theo lợi nhuận thuần lũy kế của bên nhận đầu tư. Các khoản thu khác ngoài lợi nhuận được chia theo tỷ lệ góp vốn thì được chia vào phần thu hồi các khoản đầu tư và ghi nhận giảm trừ giá gốc đầu tư. 

Phương pháp vốn chủ sở hữu

Phương pháp vốn chủ sở hữu là phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, được phép điều chỉnh giá trị ghi sổ khoản đầu tư này tương ứng theo lãi hoặc lỗ của công ty liên kết sau ngày đầu tư. Lợi ích của nhà đầu tư thay đổi khi có sự thay đổi của tỷ lệ vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư, trong trường hợp này, việc điều chỉnh giá trị ghi sổ này cũng phải được thực hiện do không được thể hiện trên Báo cáo tài chính. 

Phần sở hữu của bên đầu tư thể hiện trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết được ghi nhận là lãi hoặc lỗ của bên đầu tư, trong đó, khoản lợi nhuận được phân chia từ bên nhận đầu tư được ghi giảm giá trị ghi sổ của khoản đầu tư đó. Trường hợp phần lãi hoặc lỗ của bên nhận đầu tư phân bổ cho bên đầu tư lớn hơn lợi ích của chính công ty nhận đầu tư đó, bên đầu tư dừng ghi nhận phần lỗ thêm.

Việc đầu tư vào công ty liên kết đều hướng đến mục đích gia tăng lợi ích kinh tế
Việc đầu tư vào công ty liên kết đều hướng đến mục đích gia tăng lợi ích kinh tế

Lời kết

Trong sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp thường được tổ chức theo mô hình đầu tư liên kết để cùng nhau phát triển và đẩy mạnh thương hiệu của mình. Sự phối hợp giữa các công ty liên kết với doanh nghiệp đầu tư cho mình đã đem lại nhiều hiệu quả kinh tế lớn cho các bên nhưng không bị chi phối về chính sách của công ty. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều văn pháp pháp lý quy định chặt chẽ về vấn đề này, các doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định đầu tư vào công ty liên kết để có được định hướng phát triển tốt nhất cho mình. Yesoffice.com.vn hi vọng bài viết này giúp ích được cho quý bạn đọc đang tìm hiểu thông tin về mô hình kinh doanh này. 

Xem thêm:

Ông Việt Phạm tốt nghiệp trường đại học Kinh Tế TP. HCM, tại đây ông học chuyên ngành quản trị kinh doanh và tốt nghiệp năm 2014. Từ năm 2015, ông tham gia vào thị trường văn phòng và hợp tác với nhiều tòa nhà . Với kinh nghiệm hơn 5 năm trong ngành văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ và văn phòng dịch vụ. Tiếp nối thành công và với vốn kinh nghiệm tích lũy, đến năm 2020 ông trở thành giám đốc kinh doanh cho công ty cổ phần Yes Office bên mảng dịch vụ cho thuê văn phòng tại TP HCM. Dù bắt đầu hoạt động ở thời điểm bùng phát dịch COVID-19, nhưng Yes Office đang dần khẳng định vị thế trên trị trường và chinh phục hơn 900 doanh nghiệp đang tin dùng dịch vụ.
ƯU ĐÃI THÁNG 03/2023
THÀNH LẬP DN MIỄN PHÍ

    Trả lời câu hỏi để gửi form *

    Chuyên viên pháp lý tư vấn trực tiếp. Tặng ngay gói pháp lý trị giá 1.800.000đ