fbpx
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
09/01/2020

Cách làm giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là loại giấy tờ quan trọng có cơ sở pháp lý giúp bảo hộ các doanh nghiệp nếu có tranh chấp về nhãn hiệu. Các doanh nghiệp khi sản xuất ra các sản phẩm sáng tạo trí tuệ nên xin cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu để bảo vệ sản phẩm của mình. Cùng Yes Office tham khảo thêm quy trình xin giấy chứng nhận như nào nhé.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp

Tìm hiểu rõ hơn về giấy chứng nhận nhãn hiệu các doanh nghiệp và công dụng như thế nào. Đây là văn bằng có cơ sở pháp lý giúp bảo hộ nhãn hiệu của các doanh nghiệp. Giấy này bảo hộ và ghi nhận rõ ràng chủ sở hữu của các nhãn hiệu, bên canh đó là đối tượng, phạm vi cùng thời gian bảo hộ. Như vậy trong trường hợp tranh chấp nhãn hiệu doanh nghiệp nào có giấy CNĐKNH sẽ được pháp luật bảo vệ.

đăng ký nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là văn bằng có cơ sở pháp lý bảo hộ chủ sở hữu nhãn hiệu

Giấy đăng ký nhãn hiệu thể hiện những gì? Trên giấy CNĐKNH hiện rõ:

  • Số đăng ký.
  • Chủ sở hữu của giấy chứng nhận: thông tin đầy đủ tên họ, ngày sinh, địa chỉ.
  • Số đơn.
  • Ngày tiến hành nộp đơn đăng ký.
  • Giấy được cấp theo quyết định số.
  • Thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận: thời gian hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày cấp giấy phép.
  • Mẫu các nhãn hiệu được đăng ký.

Theo quy định thì mỗi đơn đăng ký chỉ cấp giấy chứng nhận cho một mẫu nhãn hiệu. Tuy nhiên lại có thể áp dụng cho cùng lúc nhiều dịch vụ và hàng hóa khác nhau.

XEM THÊM:

Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Nếu các bạn đang có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hãy tiến hành đăng ký theo quy trình sau.

Chuẩn bị hồ sơ

Trước hết hãy chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký chứng nhận nhãn hiệu như sau:

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ làm hồ sơ đăng ký chứng nhận nhãn hiệu
  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo đúng mẫu quy định.
  • Tài liệu hoặc vật mẫu, thông tin thể hiện rõ nhãn hiệu có ý định đăng ký.
  • Giấy ủy quyền.
  • Danh sách các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp có ý định đăng ký nhãn hiệu.
  • Bản photo có công chứng các loại giấy tờ: Giấy đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy CMND.
  • Các loại chứng từ đã nộp lệ phí.

Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho bộ hồ sơ các bạn có thể bắt đầu tiến hành xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ và đem đến cơ quan có thẩm quyền để nộp.
  • Bước 2: Thời gian thẩm hình thường kéo dài từ 1 – 2 tháng, các bạn đợi để có kết quả cuối cùng.
  • Bước 3: Trong vòng 2 tháng tiếp theo sẽ có công bố cụ thể về đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ, các bạn cần theo dõi thường xuyên.
  • Bước 4: Thời gian từ 9 – 12 tháng tiếp theo là thời gian để thẩm định kỹ nội dung của nhãn hiệu xem có phù hợp không.
  • Bước 5: Nếu nhãn hiệu của doanh nghiệp bạn hợp lệ sẽ được thông qua và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Bên cạnh đó cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ thực hiện công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của chủ sở hữu trong vòng 1 – 2 tháng kể từ ngày được thông báo cấp giấy chứng nhận.

Những lưu ý khi xin cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu

Bên cạnh tìm hiểu về việc chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận, các bạn cũng nên lưu ý vài điều quan trọng như sau:

Lưu ý
Tham khảo vài lưu ý khi muốn tiến hành đăng ký nhãn hiệu

Điều kiện bảo hộ các nhãn hiệu

Nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ đáp ứng các điều kiện:

  • Nhãn hiệu là dấu hiệu có thể nhìn thấy rõ ràng dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ, hình 3D được thể hiện dưới một màu sắc hay nhiều màu sắc.
  • Nhãn hiệu có thể phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu với nhãn hiệu của người khác.

Vậy nên các loại nhãn hiệu ít gây nhầm lẫn nhất thì càng được ưu tiên cấp phép hơn.

Trường hợp nhãn hiệu khó phân biệt sẽ không được cấp giấy

Vài trường hợp nhãn hiệu khó được cấp giấy chứng nhận bởi khả năng khó phân biệt.

  • Nhãn hiệu chỉ ra các dấu hiệu về nguồn gốc địa lý của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ.
  • Nhãn hiệu dễ gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu từ các thương hiệu doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp nào có ngày đăng ký đơn sớm hơn sẽ được ưu tiên quyền xét nhãn hiệu sớm hơn.
  • Dấu hiệu gây nhầm lẫn hoặc gần như là trùng với các nhãn hiệu từ các thương hiệu nổi tiếng đã được đăng ký trước đó. Nghiêm cấm với các trường hợp các doanh nghiệp cố ý chọn nhãn hiệu giống nhãn hiệu nổi tiếng để lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng đó.
  • Dấu hiệu gây ra sự hiểu sai, sự nhầm lẫn về nguồn gốc địa lý của các sản phẩm, dịch vụ.

Khi thực hiện nộp đơn đăng ký chứng nhận nhãn hiệu, cơ quan có thẩm quyền sẽ dành ra thời gian dài để kiểm chứng xem nhãn hiệu có phù hợp hay không để cấp giấy phép. Trường hợp nhãn hiệu của bạn không phù hợp sẽ bị từ chối cấp giấy chứng nhận. Để được tư vấn nhiều hơn về việc xin giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ thêm với Yes Office nhé.

XEM THÊM:

Ông Việt Phạm tốt nghiệp trường đại học Kinh Tế TP. HCM, tại đây ông học chuyên ngành quản trị kinh doanh và tốt nghiệp năm 2014. Từ năm 2015, ông tham gia vào thị trường văn phòng và hợp tác với nhiều tòa nhà . Với kinh nghiệm hơn 5 năm trong ngành văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ và văn phòng dịch vụ. Tiếp nối thành công và với vốn kinh nghiệm tích lũy, đến năm 2020 ông trở thành giám đốc kinh doanh cho công ty cổ phần Yes Office bên mảng dịch vụ cho thuê văn phòng tại TP HCM. Dù bắt đầu hoạt động ở thời điểm bùng phát dịch COVID-19, nhưng Yes Office đang dần khẳng định vị thế trên trị trường và chinh phục hơn 900 doanh nghiệp đang tin dùng dịch vụ.