Yes Office - Dịch Vụ Văn Phòng Thông Minh

Hướng dẫn hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế nhanh chóng

Trang chủ Hướng dẫn hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế nhanh chóng
Mục lục bài viết
  • Loading...
Hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế như thế nào để đảm bảo chính xác, đúng theo quy định? Bởi vì nếu như doanh nghiệp nộp tiền thuế chậm so với quy định hay bị cơ quan thuế phát hiện ra sai sót gây tăng số thuế phải nộp. Trường hợp này doanh nghiệp bị phạt vì chậm nộp thuế, kế toán viên lúc đó cần hạch toán tiền phạt, vậy cách thức thực hiện như thế nào. Ngay dưới đây chúng ta cùng đi vào phân tích để nắm rõ về quy định hạch toán tiền phạt khi chậm nộp thuế.

Nguyên nhân bị phạt chậm nộp thuế

Trước khi hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế chúng ta hãy xem thử nguyên nhân của tình trạng này là gì. Theo Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 thì những trường hợp chậm nộp thuế, quy định rõ cách xác định tiền chậm nộp, các trường hợp là chậm nộp tiền thuế hoặc không phải đều khác biệt. Nguyên nhân cần nộp phạt tiền nộp chậm thuế đó là:
Nhiều nguyên nhân bị phạt chậm nộp thuế
Nhiều nguyên nhân bị phạt chậm nộp thuế

Chậm nộp thuế theo thời hạn quy định

Trường hợp chậm nộp tiền thuế theo thời hạn quy định, thời hạn gia hạn để nộp thuế. Hay thời hạn ghi trong thông báo cơ quan quản lý thuế và thời hạn quyết định ấn định thuế, quyết định xử lý từ cơ quan quản lý thuế. XEM THÊM:

Chậm nộp thuế khi khai tờ khai bổ sung hồ sơ khai thuế

Nếu khai bổ sung hồ sơ khai thuế gây tăng số tiền cần nộp hay cơ quan có thẩm quyền nếu phát hiện khai thiếu tiền thuế cần nộp. Lúc đó cần nộp tiền chậm nộp cộng với số tiền phải nộp tăng thêm. Thời gian tính tiền chậm nộp bắt đầu từ  ngày kế tiếp của ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế kỳ thuế có sai sót. Hay kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai ban đầu. Nếu khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm tiền thuế đã được hoàn trả. Hoặc nếu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hay thanh tra phát hiện tiền thuế được hoàn nhỏ hơn tiền thuế đã hoàn. Trường hợp này cần nộp tiền chậm nộp với tiền thuế được hoàn trả phải thu hồi. Thời hạn tính tiền chậm nộp kể từ ngày nhận tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước. Chính vì vậy để tránh không bị hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế, kế toán phải lưu ý nộp thuế đúng theo quy định hàng tháng, hàng quý và năm. Ngoài ra có thể dùng một số phần mềm kế toán nhắc nhở thời hạn kê khai và nộp thuế để tránh bị chậm nộp.

Cách tính tiền nộp chậm như thế nào?

Tính tiền chậm nộp thuế
Tính tiền chậm nộp thuế
“a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
  1. b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.”

Vậy hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế như thế nào?

Hạch toán tiền chậm nộp thuế
Hạch toán tiền chậm nộp thuế
Tiền chậm nộp thuế sẽ được hạch toán vào tài khoản 811 thuộc chi phí khác. Vì đây cũng chính là một khoản doanh nghiệp cần chi.   thì: Tiền chậm nộp thuế không được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp. Vậy nên kế toán cần biết để loại bỏ chi phí này ra khỏi để tính số thuế Thu nhập doanh nghiệp để nộp cho chính xác. Ngoài ra, thì ngoài tiền chậm nộp thuế, tiền chậm nộp bảo hiểm xã hội cũng đều được hạch toán vào tài khoản chi phí khác. Nó đều không được tính là chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp. Sau khi Doanh nghiệp nhận quyết định xử lý về việc nộp thuế chậm thì kế toán hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế như sau:
  • Nợ TK 811: Chính là trị giá tiền phạt trong trường hợp nộp thuế chậm
  • Có TK 3339: Chính là trị giá tiền phạt trường hợp nộp thuế chậm.
Doanh nghiệp cần nộp tiền phạt nộp thuế chậm vào Ngân sách nhà nước và hạch toán như sau:
  • Nợ TK 3339: Chính là trị giá tiền phạt do nộp thuế chậm
  • Có các TK 111, 112: Chính là trị giá tiền phạt do nộp thuế chậm
Cuối kỳ bút toán kết chuyển tiền chậm nộp thuế chính là.
  • Nợ TK 911
  • Có TK 811
Chú ý rằng khi hạch toán xong tiền phạt chậm nộp thuế cần thực hiện chuẩn xác và nạp đúng thời hạn quy định. Tất cả đều vừa giúp cho doanh nghiệp không bị phạt lại còn đảm bảo không ảnh hưởng đến tiền của doanh nghiệp. Và còn được đánh giá cao về việc thực hiện nộp thuế theo quy định.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế. Mong rằng các chia sẻ này đều quan trọng và hữu ích, giúp cho kế toán viên có được đầy đủ căn cứ thực hiện. Ngoài ra chú ý để tránh nộp phạt khi chậm thuế kế toán nên chú ý nộp đúng thời hạn toàn bộ tờ khai, tiền thuế cần nộp. Đón xem thêm nhiều bài viết khác của chúng tôi để được cập nhật đầy đủ các thông tin quan trọng liên quan đến thuế doanh nghiệp. Có thể bạn quan tâm:

Ông Việt Phạm tốt nghiệp trường đại học Kinh Tế TP. HCM, tại đây ông học chuyên ngành quản trị kinh doanh và tốt nghiệp năm 2014. Từ năm 2015, ông tham gia vào thị trường văn phòng và hợp tác với nhiều tòa nhà . Với kinh nghiệm hơn 5 năm trong ngành văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ và văn phòng dịch vụ. Tiếp nối thành công và với vốn kinh nghiệm tích lũy, đến năm 2020 ông trở thành giám đốc kinh doanh cho công ty cổ phần Yes Office bên mảng dịch vụ cho thuê văn phòng tại TP HCM. Dù bắt đầu hoạt động ở thời điểm bùng phát dịch COVID-19, nhưng Yes Office đang dần khẳng định vị thế trên trị trường và chinh phục hơn 900 doanh nghiệp đang tin dùng dịch vụ.

Để lại bình luận