fbpx
hộ kinh doanh có con dấu không
05/09/2022

Hộ kinh doanh có con dấu không

Hộ kinh doanh có con dấu không? Chắc chắn rằng đây là thắc mắc của không ít bạn đọc khi tìm hiểu về hộ kinh doanh. Bởi vì đây cũng là một loại hình kinh doanh, liệu có được phép có con dấu riêng giống như với các doanh nghiệp? Cùng đi vào phần giải thích ngay dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời rõ ràng nhất.

Tìm hiểu về hộ kinh doanh là gì?

Tìm hiểu về hộ kinh doanh
Tìm hiểu về hộ kinh doanh

Trước khi phân tích hộ kinh doanh có con dấu không, chúng ta hãy xem thử hộ kinh doanh là gì. Ở đây hộ kinh doanh được một cá nhân hoặc một nhóm người gồm cá nhân là công dân người Việt Nam, đủ 18 tuổi. Đồng thời có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hay một hộ gia đình làm chủ. Lưu ý chỉ được đăng ký hộ kinh doanh tại một địa điểm, dùng dưới 10 lao động và chịu toàn bộ trách nhiệm bằng tài sản của mình cho hoạt động kinh doanh.

Từ đó có thể thấy hộ kinh doanh đây là mô hình dành cho cá nhân, cho nhóm cá nhân hay gia đình có nhu cầu kinh doanh nhỏ lẻ và quy mô thấp (không phải thành lập doanh nghiệp). Sau khi nộp hồ sơ đăng ký cho cơ quan có thẩm quyền sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Chính hộ kinh doanh được đánh giá là một trong các động lực góp phần không nhỏ cho sự phát triển tinh thần kinh doanh và nền kinh tế thị trường. Vì rào cản tham gia vào thị trường thấp hơn so với rào cản khu vực doanh nghiệp. Chính điều này giúp cho hộ kinh doanh trở thành bước trung gian tốt nhất cho các thể có được sự khởi nghiệp vững chắc. Đặc biệt đối với những ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh truyền thống.

Xem thêm:

Vậy hộ kinh doanh có con dấu không?

Hộ kinh doanh không có con dấu pháp nhân
Hộ kinh doanh không có con dấu pháp nhân

Hiện tại hộ kinh doanh được xem là mô hình khởi sự cho kinh doanh ở nước ta phổ biến. Đó là nhờ vào sự đơn giản về thủ tục gia nhập vào thị trường, ít có sự ràng buộc về pháp lý. Nên phù hợp cho nhiều lứa tuổi, thành phần, vùng miền cũng như không đòi hỏi nhiều về năng lực tài chính, có chi phí vốn thấp.

Đối với vấn đề sử dụng con dấu thì chúng ta lưu ý điều kiện sử dụng được quy định tại Điều 5 Nghị định 99/2016/NĐ-CP, như sau:

 “Điều 5. Điều kiện sử dụng con dấu

1. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.

[…]

4. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.”

Từ đó có thể thấy với doanh nghiệp sau khi được cấp phép chứng nhận cần khắc con dấu, thông báo mẫu con dấu cùng cơ quan quản lý kinh doanh. Đối với hộ kinh doanh thì sao, chúng ta tiếp tục cùng xem tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ – CP quy định về hộ kinh doanh như sau:

“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.

Theo hai quy định trên thì hộ kinh doanh vì không có tư cách pháp nhân. Do đó với câu hỏi hộ kinh doanh có con dấu không thì câu trả lời là KHÔNG.

Lưu ý pháp luật không cấm hộ kinh doanh tự thiết kế, đặt in dùng con dấu mục đích cung cấp thông tin. Chỉ cần đảm bảo không thực hiện chức năng giống như con dấu của pháp nhân trong quá trình kinh doanh, giao dịch là được.

Vậy con dấu hộ kinh doanh có thể đặt in ra sao?

Hộ kinh doanh có thể đặt in con dấu riêng theo quy định
Hộ kinh doanh có thể đặt in con dấu riêng theo quy định

Theo quy định, như đã nói dấu tròn chính là quy định dấu của pháp nhân. Nên con dấu này chỉ được dùng cho doanh nghiệp, chi nhánh cùng văn phòng đại diện doanh nghiệp. Vậy nên hộ kinh doanh không dùng dấu tròn pháp nhân. Nếu hộ kinh doanh tự khắc và dùng dấu tròn trong giao dịch, công tác nội bộ đều bị vi phạm quy định pháp luật. Khi đó có thể sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng chế tài xử phạt hành chính.

Thay vào đó hộ kinh doanh dùng con dấu khác để thể hiện địa chỉ, logo, chữ ký. Mục đích cung cấp thông tin để thay thế cho phần thông tin của hộ kinh doanh. Khi dùng con dấu ày thì hộ kinh doanh sẽ không phải thông báo đăng ký sử dụng con dấu cùng cơ quan quản lý kinh doanh.

Việc dùng mẫu con dấu cho hộ kinh doanh vì vậy phụ thuộc vào nhu cầu dùng của hộ kinh doanh khi giao dịch cùng khách hàng, đối tác, nội bộ… Mà không có yêu cầu bắt buộc như dấu tròn pháp nhân của các loại hình doanh nghiệp.

Kết luận

Từ các phân tích trên đây chúng ta có thể khẳng định câu trả lời KHÔNG cho câu hỏi “hộ kinh doanh có con dấu không?”. Thay vào đó họ chỉ có thể có con dấu để cung cấp thông tin (không phải là dấu tròn pháp nhân) mà thôi.

Xem thêm:

Ông Việt Phạm tốt nghiệp trường đại học Kinh Tế TP. HCM, tại đây ông học chuyên ngành quản trị kinh doanh và tốt nghiệp năm 2014. Từ năm 2015, ông tham gia vào thị trường văn phòng và hợp tác với nhiều tòa nhà . Với kinh nghiệm hơn 5 năm trong ngành văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ và văn phòng dịch vụ. Tiếp nối thành công và với vốn kinh nghiệm tích lũy, đến năm 2020 ông trở thành giám đốc kinh doanh cho công ty cổ phần Yes Office bên mảng dịch vụ cho thuê văn phòng tại TP HCM. Dù bắt đầu hoạt động ở thời điểm bùng phát dịch COVID-19, nhưng Yes Office đang dần khẳng định vị thế trên trị trường và chinh phục hơn 900 doanh nghiệp đang tin dùng dịch vụ.
ƯU ĐÃI THÁNG 03/2023
THÀNH LẬP DN MIỄN PHÍ

    Trả lời câu hỏi để gửi form *

    Chuyên viên pháp lý tư vấn trực tiếp. Tặng ngay gói pháp lý trị giá 1.800.000đ