Yes Office - Dịch Vụ Văn Phòng Thông Minh

Thủ tục làm dấu tròn công ty như thế nào?

Trang chủ Thủ tục làm dấu tròn công ty như thế nào?
Mục lục bài viết
  • Loading...
Thủ tục làm dấu tròn công ty được khá nhiều khách hàng quan tâm khi có nhu cầu thành lập công ty. Nếu cũng đang có nhu cầu làm dấu tròn cho công ty, nhưng vẫn băn khoăn về các bước thực hiện. Cũng như không biết cần phải lưu ý những vấn đề gì để mang lại một dịch vụ uy tín và chất lượng đúng như nhu cầu. Vậy thì ngay trong bài viết sau đây, chúng ta cùng đi vào chi tiết việc làm thủ tục dấu tròn cho công ty.

Thủ tục làm dấu tròn công ty ra sao?

Làm dấu tròn công ty đơn giản
Làm dấu tròn công ty đơn giản
Để biết thủ tục làm dấu tròn công ta ra sao, thì đầu tiên chúng ta đầu tiên cần tìm hiểu về điều 43 Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021. Theo đó, Luật quy định rõ ràng vấn đề làm con dấu như sau: “Điều 43. Dấu của doanh nghiệp
  1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
  2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
  3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”
Thủ tục làm dấu tròn có sự thay đổi
Thủ tục làm dấu tròn có sự thay đổi
Xem thêm:

Kết luận về thủ tục làm dấu tròn công ty

Với các thay đổi theo luật doanh nghiệp 2020, thì thủ tục khắc dấu tròn cho công ty mới thành lập đã có nhiều sự thay đổi so với luật doanh nghiệp 2014. Cụ thể chúng ta có thể điểm qua một số thay đổi thủ tục làm con dấu khá đơn giản như sau:
  • Dấu công ty có thể là con dấu tròn hoặc cũng có thể dùng con dấu điện tử (dùng chữ ký số).
  • Nội dung của con dấu được chính doanh nghiệp tự quyết định.
  • Số lượng con dấu cũng được chính doanh nghiệp tự quyết định.
  • Ngoài ra một điều quan trọng chính là doanh nghiệp không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia như trước kia. Đây được xem là sự thay đổi mới mẻ, giúp tiết kiệm tối ưu về thời gian, cách thực hiện so với luật trước kia.
Lưu ý khi làm con dấu cho công ty
Lưu ý khi làm con dấu cho công ty

Một số câu hỏi khác liên quan thủ tục làm dấu tròn công ty

Sau khi đã biết làm dấu tròn công ty như thế nào, chúng ta cùng đi vào một số câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Qua đó giúp cho doanh nghiệp có được sự nắm bắt rõ hơn:

1. Nếu không làm thủ tục thông báo mẫu dấu liệu có mở tài khoản ngân hàng được không?

Tùy theo quy định của từng ngân hàng mà thủ tục mở tài khoản công ty đều có sự khác nhau về thủ tục và cà mẫu biểu. Tuy nhiên về cơ bản đều bao gồm các hồ sơ quan trọng đó là:
  • Cần có Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Có Bản sao giấy tờ tùy thân của đại diện pháp luật
  • Có Bản sao giấy xác nhận mẫu dấu hoặc là có thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu.
Trường hợp với những công ty được thành lập trước năm 2021 thì thủ tục thông báo mẫu dấu dựa theo Phụ lục PL II-8 chính là thủ tục bắt buộc. Do vậy khi mở tài khoản ngân hàng thì doanh nghiệp dùng mẫu này nộp cho ngân hàng. Tuy nhiên kể từ thời điểm năm 2021 thì mẫu PL II-8 hết hiệu lực, doanh nghiệp lúc này cần phải làm gì? Thực tế kể từ năm 2021, khi thực hiện thủ tục khắc dấu tại những cơ sở khắc dấu đủ điều kiện hoạt động dựa theo quy định pháp luật. Thì lúc đó chúng ta được cấp giấy xác nhận mẫu dấu. Với giấy xác nhận này nó sẽ thay thế hoàn toàn cho biểu mẫu Pl II-8 là thủ tục thông báo mẫu dấu như đã trình bày.

2. Mức phí khắc con dấu như thế nào?

Đối với mức phí khắc con dấu cho công ty thì tùy thuộc vào thương hiệu dấu đặt mà chi phí có sự khác biệt. Thông thường thì mức giá dao động khoảng từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

3. Có thể để logo vào dấu tròn công ty hay không?

Con dấu tròn công ty chính là một loại dấu cần có khi thành lập công ty. Và chúng ta có thể để logo công ty vào vì từ năm 2021 thì doanh nghiệp được chủ động hình thức con dấu. Bên cạnh đó còn có thể khắc những con dấu tên, dấu chức danh… Mục đích đó là tăng cao sự thuận tiện cho công ty trong quá trình soạn hợp đồng, các hồ sơ cũng như các loại mẫu biểu của công ty. Bên cạnh đó theo quy định cũng không có sự hạn chế về số lượng con dấu của doanh nghiệp. Do đó tự doanh nghiệp quyết định về số lượng này.

Lời kết

Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu và nắm bắt được thủ tục làm dấu tròn công ty ra sao. Mong rằng các thông tin này thực sự hữu ích để việc làm dấu tròn cho công ty càng thêm đơn giản và dễ dàng nhé. Xem thêm:

Ông Việt Phạm tốt nghiệp trường đại học Kinh Tế TP. HCM, tại đây ông học chuyên ngành quản trị kinh doanh và tốt nghiệp năm 2014. Từ năm 2015, ông tham gia vào thị trường văn phòng và hợp tác với nhiều tòa nhà . Với kinh nghiệm hơn 9 năm trong ngành văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ và văn phòng dịch vụ. Tiếp nối thành công và với vốn kinh nghiệm tích lũy, đến năm 2020 ông trở thành giám đốc kinh doanh cho công ty cổ phần Yes Office bên mảng dịch vụ cho thuê văn phòng tại TP HCM. Dù bắt đầu hoạt động ở thời điểm bùng phát dịch COVID-19, nhưng Yes Office đang dần khẳng định vị thế trên trị trường và chinh phục hơn 1200 doanh nghiệp đang tin dùng dịch vụ.

Để lại bình luận