Mục lục bài viết
- Loading...
Hiểu rõ các cấp bậc trong công ty là việc rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn có những hành vi ứng xử phù hợp cũng như xác định được người phụ trách nhiệm vụ nào đó. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm rõ hơn vấn đề này.
Vì sao cần phân chia các cấp bậc trong công ty?
Sự phân cấp giữa nhân viên và quản lý rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Bởi việc phân chia cấp bậc này xác định ai là người có trách nhiệm thực hiện công việc và ai là người có trách nhiệm đảm bảo nhiệm vụ lớn được hoàn thành. Sếp là người phải xem xét kỹ lưỡng công việc của nhân viên và chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, những điều làm được và chưa làm được, trong khi đó nhân viên cần dựa vào những chỉ dẫn của sếp để hoàn thành công việc của mình. Một hệ thống cấp bậc và cấu trúc hợp lí, phân chia nhiệm vụ “ đúng người đúng việc” sẽ là một phương thức quản lý hiệu quả cho doanh nghiệp. Hệ thống cấp bậc còn được phản ánh theo cách sắp xếp vật dụng trong văn phòng.Tầm quan trọng của phân chia các cấp bậc trong công ty
Trong doanh nghiệp, cấp bậc sẽ phản ánh nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên. Điều đó giúp doanh nghiệp có một bộ máy quản lý rõ ràng, có cái nhìn tổng quan về năng suất và hiệu quả công việc của mỗi cá nhân, từ đó đưa ra phương án tốt nhất để phân bổ công việc sao cho hiệu quả. Bên cạnh đó, việc phân tích đánh giá bộ máy nhân lực của công ty cũng sẽ cung cấp cho công ty các thông tin về điều kiện môi trường làm việc của mỗi nhân viên, từ đó giúp doanh nghiệp xác định được chỗ nào mạnh chỗ nào yếu, chỗ nào thừa chỗ nào đủ để có thể luân chuyển công việc một cách có lợi nhất cho công ty và người lao động. Việc phân chia cấp bậc không chỉ đơn giản nhằm mục đích tạo địa vị, tư thế cho mỗi cá nhân, nhân viên trong hoạt động kinh doanh của công ty mang tính chủ trương tham mưu hoạch định theo các chính sách phát triển vĩ mô mà còn là chính sách chiêu mộ, thu hút, giữ chân người tài người, những người có năng lực, có kinh nghiệm công tác; ngoài ra đây còn là hình thức để khen thưởng tôn vinh các đóng góp cống hiến của nhân viên. Có thể bạn quan tâm:Xác định các cấp bậc trong công ty
1. Quản trị viên cấp cao (Top Managers)
Quản trị viên cấp cao là các nhà quản lý hoạt động ở cấp bậc cao nhất trong một tổ chức. Họ có nhiệm vụ đưa ra các đường lối, chiến lược chung cho tổ chức và tổ chức thực hiện các chiến lược, duy trì và phát triển tổ chức.2. Quản trị viên cấp trung gian (Middle Managers)
Quản trị viên cấp trung gian là các nhà quản trị hoạt động ở dưới các quản trị viên lãnh đạo (quản trị viên cấp cao) nhưng ở trên các quản trị viên cấp cơ sở. Họ có nhiệm vụ là đưa ra các quyết định chiến thuật, thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp, quản trị các quản trị viên cơ sở và điều khiển các nhân viên khác.3. Quản trị viên cấp cơ sở (First-line Managers)
Quản trị viên cấp cơ sở là những quản trị viên ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức. Nhiệm vụ của các nhà quản trị cấp cơ sở là đưa ra các quyết định tác nghiệp nhằm hướng dẫn, đốc thúc, điều khiển các công nhân viên trong bộ phận của mình trong các công việc sản xuất kinh doanh cụ thể hàng ngày, nhằm thực hiện mục tiêu chung. Ngoài ra, nhà quản trị cấp cơ sở còn có thể trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh giống như các nhân viên dưới quyền của họ.Các chức danh ứng với các cấp bậc trong công ty
Cùng tìm hiểu các chức danh thường gặp sẽ tương ứng với các cấp bậc nào.1. Quản trị viên cấp cao (Top Managers)
- CEO (Chief Executive Officer) hay còn gọi là Giám đốc điều hành
- CFO (Chief Financial Officer) hay còn gọi là Giám đốc tài chính
- CMO (Chief Marketing Officer) hay còn gọi là Giám đốc Marketing
- CLO (Chief Legal Officer) hay còn gọi là Giám đốc pháp chế
- CCO (Chief Commercial Officer) hay còn gọi là Giám đốc thương mại
- COO (Chief Operations Officer) hay còn gọi là Giám đốc vận hành
Để lại bình luận