fbpx
Các loại giấy phép kinh doanh
12/01/2020

Tìm hiểu về các loại giấy phép kinh doanh hiện nay

Đối với việc kinh doanh chủ doanh nghiệp cần đăng ký giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó là đăng ký cấp các loại giấy phép kinh doanh kèm theo tùy vào ngành kinh doanh. Vậy có những loại giấy phép kinh doanh cơ bản nào? Hãy cùng Yes Office tìm hiểu thêm qua bài viết sau.

Giấy phép kinh doanh là gì?

Đối với những công ty, doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì bên cạnh giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp cần có thêm các loại giấy tờ khác kèm theo. Tùy vào tính chất ngành nghề khác nhau sẽ cần đến các loại giấy phép kinh doanh khác nhau.

Giấy phép kinh doanh
Các cơ sở kinh doanh đạt đủ điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh hợp pháp

Giấy phép kinh doanh hợp pháp được chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền liên quan đối với cơ sở kinh doanh. Đây cũng là cơ sở pháp lý giúp nhà nước quản lý các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện dễ dàng hơn. 

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa giấy phép kinh doanh cùng một số loại giấy phép khác. Các loại giấy phép kinh doanh đúng nghĩa phải kể đến: giấy phép kinh doanh nhập khẩu, giấy phép kinh doanh xuất khẩu, hay giấy phép kinh doanh hóa chất.

Theo pháp lý thì Sở Kế hoạch và đầu tư thực hiện cấp giấy phép kinh doanh đối với những đối tượng đạt đủ điều kiện kinh doanh. Đối với Luật Doanh nghiệp các ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đạt đủ các loại giấy phép mới được xem là kinh doanh hợp pháp.

Xem thêm :

Các loại giấy phép kinh doanh cơ bản hiện nay

Có thể kể đến các loại giấy phép kinh doanh cơ bản được áp dụng nhiều với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như:

các loại giấy phép kinh doanh
Tham khảo các loại giấy phép kinh doanh cơ bản hiện nay
  • Giấy phép kinh doanh thương mại: giấy phép kinh doanh thuốc lá, kinh doanh bán lẻ rượu, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu…
  • Giấy phép kinh doanh ngành văn hóa thông tin: giấy phép quảng cáo, giấy phép hoạt động karaoke, giấy phép treo biển quảng cáo…
  • Giấy phép kinh doanh ngành công nghiệp: giấy phép chế biến khoáng sản, giấy phép kinh doanh vật liệu nổ trong công nghiệp…
  • Giấy phép kinh doanh liên quan an ninh trật tự: giấy xác nhận đủ điều kiện an ninh trật tự, giấy phép được vận chuyển vật liệu nổ…
  • Giấy phép kinh doanh nhà hàng, khách sạn, quán ăn: giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tùy vào từng ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có các loại giấy phép khác nhau liên quan.

Cần có giấy phép kinh doanh để làm gì?

Các doanh nghiệp cần có giấy phép kinh doanh để chứng minh cơ sở đủ điều kiện kinh doanh với các ngành nghề khác nhau. Bên cạnh đó nhà nước cũng tiện hơn trong việc quản lý công việc kinh doanh của các cơ sở kinh doanh. Chỉ khi các cơ sở kinh doanh có đầy đủ các loại giấy phép mới được xem là kinh doanh hợp pháp. Đó là lý do các doanh nghiệp nên chủ động trong việc đăng ký giấy phép kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký
Tham khảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký giấy phép như thế nào? Các bạn có thể tham khảo qua vài thông tin như sau:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp theo mẫu quy định.
  • Dự thảo của Điều lệ công ty.
  • Bản sao CMND/thẻ căn cước/hộ chiếu của các nhân viên.
  • Bản sao quyết định thành lập công ty.
  • Bảo sao CMND/thẻ căn cước/hộ chiếu thành viên sáng lập công ty.
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định.
  • Chứng chỉ hành nghề Giám đốc/Tổng giám đốc.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp tại cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp.

Xem thêm:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Đối với hộ kinh doanh cá thể thì chuẩn bị hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể.
  • Bản photo CMND/thẻ căn cước/hộ chiếu của chủ cơ sở kinh doanh hoặc người đại diện.
  • Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc văn bản chứng minh quyền sở hữu.

Tương tự các bạn chuẩn bị đủ bộ hồ sơ đem đến cơ quan có thẩm quyền để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thời hạn giấy phép kinh doanh

Tùy vào các trường hợp khác nhau cơ quan có thể quyền sẽ đưa ra thời hạn hợp lý đối với từng loại giấy phép kinh doanh khác nhau. Thời hạn được cấp dựa vào quy định của pháp luật. Thông thường giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng với giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh cá thế có thời hạn lên đến 50 năm. Hết thời giạn chủ cơ sở kinh doanh tiến hành gia hạn để tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình.

Tư vấn đăng ký các loại giấy phép kinh doanh

Khi có nhu cầu kinh doanh với ngành nghề cụ thể các bạn cần có đủ các loại giấy phép kinh doanh kèm theo. Vậy thủ tục đăng ký từng loại giấy phép sẽ như thế nào? Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm hãy liên hệ đến Yes Office để được hỗ trợ. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp dày dặn kinh nghiệm tại đây sẽ giúp bạn hiểu rõ mọi thông tin liên quan đến việc xin cấp các loại giấy phép kinh doanh cần có trong hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là các ngành kinh doanh có điều kiện và tư vấn quá trình thành lập doanh nghiệp như nào nhé.

Ông Việt Phạm tốt nghiệp trường đại học Kinh Tế TP. HCM, tại đây ông học chuyên ngành quản trị kinh doanh và tốt nghiệp năm 2014. Từ năm 2015, ông tham gia vào thị trường văn phòng và hợp tác với nhiều tòa nhà . Với kinh nghiệm hơn 5 năm trong ngành văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ và văn phòng dịch vụ. Tiếp nối thành công và với vốn kinh nghiệm tích lũy, đến năm 2020 ông trở thành giám đốc kinh doanh cho công ty cổ phần Yes Office bên mảng dịch vụ cho thuê văn phòng tại TP HCM. Dù bắt đầu hoạt động ở thời điểm bùng phát dịch COVID-19, nhưng Yes Office đang dần khẳng định vị thế trên trị trường và chinh phục hơn 900 doanh nghiệp đang tin dùng dịch vụ.
ƯU ĐÃI THÁNG 03/2023
THÀNH LẬP DN MIỄN PHÍ

    Trả lời câu hỏi để gửi form *

    Chuyên viên pháp lý tư vấn trực tiếp. Tặng ngay gói pháp lý trị giá 1.800.000đ