Mục lục bài viết
- Loading...
Nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng đang ngày càng cao vì một phần có lợi trong việc hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người sử dụng, một phần do những lời quảng cáo có cánh của nhà sản xuất, nhà phân phối, người bán hàng để tạo lòng tin cho người sử dụng rằng đây là một thần dược, hỗ trợ đắc lực cho nhu cầu của con người. Cũng chính vì vậy mà nhiều khách hàng có nhu cầu thành lập công ty sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được các quy định về điều kiện để sản xuất, kinh doanh mặt hàng này, do đó YES OFFICE xin chia sẻ một số quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng để Quý khách hàng nắm thêm thông tin:
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Đầu tiên, Quý khách hàng phải tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp dưới loại hình công ty Cổ phần, công ty TNHH hoặc hộ kinh doanh cá thể… để có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể và trong giấy phép phải có ngành nghề kinh doanh là thực phẩm chức năng (trích lục đúng mã ngành nghề kinh doanh theo hệ thống mã ngành nghề kinh tế Việt Nam - Nghị quyết 27/3018/QĐ-TTG). Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ là điều kiện cần thiết để Quý doanh nghiệp có thể kinh doanh ngành nghề này, ngoài ra tùy thuộc nhu cầu kinh doanh của đơn vị mà Quý doanh nghiệp cần đăng ký thêm một số giấy phép con khác để đủ điều kiện hoạt động. Có thể bạn quan tâm:Xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ an toàn vệ sinh thực phẩm
Để đủ điều kiện hoạt động doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định pháp luật. Đây là loại giấy tờ bắt buộc doanh nghiệp phải có khi kinh doanh, sản xuất ngành thực phẩm nói chung và thực phẩm chức năng nói riêng. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ an toàn vệ sinh thực phẩm phải đáp ứng được những điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm quy định như sau: “a) Phải thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng để kiểm soát quá trình sản xuất và lưu thông phân phối nhằm bảo đảm mọi sản phẩm do cơ sở sản xuất đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố và an toàn đối với người sử dụng cho đến hết hạn sử dụng; b) Đủ nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc được giao và được huấn luyện đào tạo kiến thức cơ bản về GMP, về an toàn thực phẩm và kiến thức chuyên môn liên quan. Trưởng bộ phận sản xuất và trưởng bộ phận kiểm soát chất lượng phải là nhân sự chính thức, làm việc toàn thời gian cho cơ sở và độc lập với nhau. Người phụ trách chuyên môn của cơ sở phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành Y, Dược, Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm, Công nghệ thực phẩm và phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại lĩnh vực chuyên ngành có liên quan; c) Hệ thống nhà xưởng, thiết bị và tiện ích phụ trợ được thiết kế, xây dựng, lắp đặt phù hợp với mục đích sử dụng, theo nguyên tắc một chiều, dễ làm vệ sinh, ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ nhầm lẫn, tránh tích tụ bụi bẩn, ô nhiễm và các yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến sản phẩm và thực hiện duy trì hoạt động vệ sinh hàng ngày; d) Thực hiện và lưu đầy đủ hồ sơ, tài liệu về sản xuất, kiểm soát chất lượng, lưu thông phân phối để truy xuất được lịch sử mọi lô sản phẩm và hồ sơ ghi chép toàn bộ các hoạt động khác đã được thực hiện tại cơ sở; đ) Mọi thao tác sản xuất phải thực hiện theo quy trình, hướng dẫn. Áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất để phòng, tránh nguy cơ nhầm lẫn, ô nhiễm, nhiễm chéo. Ghi chép kết quả ngay khi thực hiện thao tác hoặc ngay sau khi hoàn thành công đoạn sản xuất vào hồ sơ; e) Có bộ phận kiểm soát chất lượng để bảo đảm sản phẩm được sản xuất theo các điều kiện, quy trình phù hợp và đáp ứng tiêu chuẩn đã thiết lập; các phép thử cần thiết đã được thực hiện; nguyên vật liệu không được duyệt xuất để sử dụng, sản phẩm không được duyệt xuất bán khi chưa được đánh giá đạt chất lượng theo yêu cầu; sản phẩm phải được theo dõi độ ổn định; g) Trong trường hợp kiểm nghiệm hoặc sản xuất theo hợp đồng thì bên nhận hợp đồng phải có đủ nhà xưởng, trang thiết bị và nhân sự đáp ứng yêu cầu bên giao và tuân thủ quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền về điều kiện kiểm nghiệm hoặc sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe; h) Có quy trình quy định giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm, hoạt động tự kiểm tra; thực hiện theo quy trình và ghi chép, lưu giữ đầy đủ hồ sơ đối với các hoạt động này.”Một số quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng
Ngoài ra, Quý doanh nghiệp còn có thể tham khảo thêm một số văn bản quy định pháp luật khác về điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng như:- Nghị định 155/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành năm 2018 quy định về điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng
- Thông tư 43/2014/TT-BYT có quy định về việc xin cấp giấy xác nhận công bố đã đáp ứng được những quy định về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm chức năng.
- Luật quảng cáo do Quốc hội ban hành năm 2012, thông tư 09/2015/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành năm 2015 quy định về việc xác nhận các nội dung quảng cáo đối với một số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt (trong đó có các sản phẩm thực phẩm chức năng)
- Thay đổi ngành nghề kinh doanh công ty tnhh
- Thủ Tục Chuyển Nhượng Vốn Góp Trong Công Ty TNHH
- Mô hình kinh doanh 4.0
Để lại bình luận