fbpx
Kinh Doanh Dịch Vụ Ăn Uống
20/05/2022

Kinh Doanh Dịch Vụ Ăn Uống

Ngày nay, kinh doanh ăn uống đã trở nên phổ biến hơn nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của con người. Trước khi hoạt động kinh doanh, Quý khách hàng cần phải tiến hành xin giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định. Vậy, thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống như thế nào? Điều kiện để kinh doanh dịch vụ ăn uống ra sao? Cũng như mở quán trà sữa cần giấy tờ gì? Đăng ký kinh doanh cafe giải khát? Hay là kinh doanh rượu ở Việt Nam. Thông qua bài viết sau YES OFFICE sẽ giúp Quý khách hàng giải đáp những thắc mắc này một cách chi tiết nhất.

Kinh doanh dịch vụ ăn uống là gì?

Kinh doanh dịch vụ ăn uống là hoạt động cung cấp dịch vụ chế biến thức ăn, đồ uống mang đi hoặc dùng tại chỗ. Khách hàng có thể hoạt động dưới hình thức cửa hàng; quầy hàng kinh doanh thức ăn nhanh; thực phẩm đã nấu chín; tiệm ăn, quán ăn nhỏ lẻ; nhà hàng; cơ sở chế biến suất ăn sẵn; căng-tin; bếp ăn tập thể; …

Mã ngành nghề dịch vụ ăn uống

Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành nghề kinh doanh liên quan đến kinh doanh dịch vụ ăn uống bao gồm:

4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh

4723: Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh

4724: Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh

5610: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

5621: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng

5629: Dịch vụ ăn uống khác

5630: Dịch vụ phục vụ đồ uống

4632: Bán buôn thực phẩm 

4633: Bán buôn đồ uống 

Ngoài ra, tùy thuộc nhu cầu hoạt động cụ thể của từng doanh nghiệp mà sẽ có những mã ngành nghề đi kèm cho thích hợp.

Kinh Doanh Dịch Vụ Ăn Uống
Kinh Doanh Dịch Vụ Ăn Uống

Thủ tục, hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống

Thủ tục, hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống được chia làm 02 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên/Danh sách cổ đông.
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ pháp lý của cá nhân/tổ chức tham gia góp vốn
  • Quyết định về góp vốn thành lập công ty (nếu có).
  • Giấy chứng nhận về đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài do Luật Đầu tư quy định. (nếu có)

Hồ sơ được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở doanh nghiệp. 

Thời gian cấp giấy Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày làm việc kể từ cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ. 

XEM THÊM:

Giai đoạn 2: Xin cấp Giấy phép an toàn thực phẩm khi kinh doanh dịch vụ ăn uống

Sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tiến hành xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi đi vào hoạt động. Thủ tục, hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Giấy Đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm (theo mẫu ban hành);
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống);
  • Bản thuyết minh cơ sở vật chất, dụng cụ và trang thiết bị đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức của chủ cơ sở ăn uống và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm về an toàn thực phẩm;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở ăn uống và người kinh doanh thực phẩm.

Nơi cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm

XEM THÊM:

Điều kiện về cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Thông tư 15/2012/TT-BYT và Thông tư số 30/2012/TT-BYT quy định chi tiết về các điều kiện cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cần đáp ứng bao gồm về:

  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp chế biến suất ăn sẵn
  • Số lượng suất ăn của cơ sở chế biến suất ăn sẵn trong thực tế
  • Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói sẵn
  • Nước sử dụng trong ăn uống
  • Vận chuyển suất ăn sẵn, thực phẩm ăn ngay bao gồm: Thiết bị chứa đựng; Thiết bị vận chuyển; Thiết bị kiểm soát
  • Thiết kế, bố trí trang thiết bị dụng cụ các khu vực
  • Quy trình xử lý chất thải, rác thải

Tùy thuộc vào quy mô, mục đích, sản phẩm kinh doanh của cơ sở mà sẽ có quy định pháp luật riêng cho phù hợp. Thế nên, trong quá trình tìm hiểu nếu Quý khách hàng có bất kì vướng mắc hay vấn đề nào liên quan đến lĩnh vực này thì có thể gọi ngay vào HOTLINE 0942 688 339 để được YES OFFICE hỗ trợ nhanh nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Ông Việt Phạm tốt nghiệp trường đại học Kinh Tế TP. HCM, tại đây ông học chuyên ngành quản trị kinh doanh và tốt nghiệp năm 2014. Từ năm 2015, ông tham gia vào thị trường văn phòng và hợp tác với nhiều tòa nhà . Với kinh nghiệm hơn 5 năm trong ngành văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ và văn phòng dịch vụ. Tiếp nối thành công và với vốn kinh nghiệm tích lũy, đến năm 2020 ông trở thành giám đốc kinh doanh cho công ty cổ phần Yes Office bên mảng dịch vụ cho thuê văn phòng tại TP HCM. Dù bắt đầu hoạt động ở thời điểm bùng phát dịch COVID-19, nhưng Yes Office đang dần khẳng định vị thế trên trị trường và chinh phục hơn 900 doanh nghiệp đang tin dùng dịch vụ.
ƯU ĐÃI THÁNG 03/2023
THÀNH LẬP DN MIỄN PHÍ

    Trả lời câu hỏi để gửi form *

    Chuyên viên pháp lý tư vấn trực tiếp. Tặng ngay gói pháp lý trị giá 1.800.000đ